Tôm thí nghiệm đã được dùng thức ăn đã trộn với thuốc (Fucoidan hoặc Diệp Hạ Châu) trong 7 ngày, xác của tôm chân trắng bị chết do hội chứng chết đỏ
(dương tính với WSSV bằng kỹ thuật PCR) đã được dùng để cảm nhiễm cho tôm thí nghiệm bằng cách cho ăn ở nghiệm thức ĐC(+) và các nghiệm thức: NT1, NT2, NT3, NT4, NT5 và NT6 trong 30h, sau thời gian này tôm thí nghiệm lại được cho
ăn thức ăn đã trộn thuốc đến khi kết thúc thí nghiệm. Tỷ lệ chết tích lũy của tôm ở
Hình 3.2. Diễn biến nhiệt độ nước ởđợt thí nghiệm thứ I.
Bảng 3.1: Tỉ lệ (%) chết tích lũy trung bình của tôm ở các nghiệm thức theo ngày của đợt thí nghiệm I
Các nghiệm thức đối chứng Các nghiệm thức dùng
Fucoidan Các nghiệHm thạ Châu ức dùng Diệp Ngày TN ĐC-1 ĐC-2 DC-3 ĐC + NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8* 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 9 0 0 0 23,33 8,34 13,51 15,23 25,00 18,33 12,59 10 0 0 0 60,00 33,34 22,07 40,75 38,34 51,67 57,93 11 0 0 0 76,67 63,33 44,03 72,93 61,67 85,00 79,83 12 0 0 0 86,67 80,00 71,15 90,00 80,00 93,34 88,28 13 1,67 0 0 90,00 95,00 91,50 100,0 95,00 100,0 100,0 14 1,67 0 0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Chú thích:
*. Ngày thứ 8 là thời điểm cảm nhiễm bằng cách cho ăn xác tôm bị hội chứng chết đỏ. - Liều lượng dùng Fucoidan ở các nghiệm thức NT1, NT2 và NT3 lần lượt là:
200, 400 và 600 mg/kg tôm
Liều lượng dùng Diệp Hạ Châu ở các nghiệm thức NT4, NT5 và NT6 lần lượt là: 1, 2 và 3 g/kg thức ăn.
Kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.3 đã cho ta thấy, dù đã được dùng thức ăn có trộn với thuốc Fucoidan (200, 400 và 600mg/kg tôm) hoặc với Diệp Hạ
Châu (1, 2 và 3g/kg thức ăn) trước và sau khi cảm nhiễm, nhưng tôm ở các nghiệm thức này vẫn bắt đầu chết ở 35h tính từ khi bắt đầu cảm nhiễm, tương tự như hiện tượng tôm chết đã quan sát được ở nghiệm thức đối chứng dương, và chết 100% vào ngày thứ 7 sau cảm nhiễm (vào ngày thí nghiệm thứ 14).
Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy tôm ở các nghiệm thức đối chứng âm (ĐC- 1, ĐC-2 và ĐC-3) có tỷ lệ sống rất cao sau 14 ngày thí nghiệm (96,67-100%), tôm thí nghiệm đã hoàn toàn không chết ở các lô đối chứng dùng thức ăn trộn với
Fucoidan (ĐC-2) và Diệp Hạ châu (ĐC-3) với liều cao. Điều này đã cho thấy, 2 sản phẩm được chiết rút từ thảo dược này đã an toàn cho tôm, không ảnh hưởng gì tới tỷ lệ sống của tôm. .
Bảng 3.2.So sánh thống kê về tỷ lệ chết trung bình của tôm ở các nghiệm thức sau khi đã bị cảm nhiễm đợt I (cảm nhiễm vào ngày thứ 8 của thí nghiệm)
Tỉ lệ (%) tôm chết tích lũy trung bình theo ngày thí nghiệm Các nghiệm thức Ngày 9 (2 ngày sau cảm nhiễm) Ngày 10 (3 ngày sau cảm nhiễm) Ngày 11 (4 ngày sau cảm nhiễm) Ngày 12 (5 ngày sau cảm nhiễm) Ngày13 (6 ngày sau cảm nhiễm) ĐC+ 23,33 ± 3,34bc 60,00 ± 3,33d 76,67 ± 6,67bc 86,67 ± 3,34ab 90,00 ± 0,00a NT1 8,34 ± 1,67a 33,34 ± 6,67b 63,33 ± 10,00b 80,00 ± 3,33ab 95,00 ± 5,00ab NT2 13,51 ± 3,17ab 22,07 ± 2,07a 44,03 ± 2,65a 71,15 ± 2,18a 91,50 ± 1,84a NT3 15,23 ± 1,44bc 40,75 ± 4,08bc 72,93 ± 2,93bc 90,00 ± 10,00b 100,00 ± 0,00b NT4 25,00 ± 5,00c 38,34 ± 1,67b 61,67 ± 5,00b 80,00 ± 6,67ab 95,00 ± 1,67ab NT5 18,33 ± 5,00abc 51,67 ± 1,67cd 85,00 ± 1,67c 93,34 ± 3,34b 100,00 ± 0,00b NT6 12,59 ± 0,75ab 57,93 ± 2,07d 79,83 ± 0,17bc 88,28 ± 1,61ab 100,00 ± 0,00b
Chú thích: Các chữ cái khác nhau viết kèm các số theo cột dọc thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) khi so sánh bằng ANOVA một yếu tố.
Kết quả thể hiện ở bảng 3.2 đã cho thấy, ở ngày thứ 2 và thứ 3 sau cảm nhiễm tỷ lệ tôm chết ở các nghiệm thức NT1, NT2, NT3, NT4 và NT6 đã thấp hơn khá nhiều so với nghiệm thức ĐC+. Tuy nhiên, khi dùng thống kê để so sánh thì chỉ
có tỷ lệ chết ở các nghiệm thức NT1 ở ngày thứ 2 sau cam rnhiễm và NT1, NT2, NT3 (dùng Fucoidan với liều tương ứng 200, 400, 600 mg/kg tôm) và NT4 dùng Diệp Hạ Châu với liều 1g/kg thức ăn) ở ngày thứ 3 sau cảm nhiễm mới thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng dương.
Tuy nhiên, sang đến các ngày thứ 4, 5, 6 và 7 sau cảm nhiễm, đã không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa ( p>0,05) về tỷ lệ chết trung bình ở các nghiệm thức có
dùng Fucoidan hoặc Diệp hạ Châu so với nghiệm thức đối chứng dương (không dùng thuốc để phòng bệnh).
Như vậy, dùng Fucoidan sản xuất từ rong mơ với liều: 200, 400 và 600mg/kg tôm và cao Diệp Hạ Châu với liều 1, 2 và 3g/kg thức ăn, dùng cho tôm ăn trước 1 tuần và sau khi cảm nhiễm WSSV bằng cách cho tôm ăn xác của tôm bệnh đã không có tác dụng giảm tỷ lệ chết của tôm khi chúng bị cảm nhiễm bới WSSV, tôm trong các nghiệm thức này đã chết 100% sau 7 ngày bị cảm nhiễm. Tôm chết đã bộc lộ dấu hiệu đặc thù của hội chứng chết đỏ do WSSV gây ra ở tôm chân trắng.