Các mô hình sử dụng trong khóa luận sẽ được phân tích bằng phần mềm EVIEWS. Mô hình GARCH được lựa chọn làm phương pháp chủ yếu trong khóa luận này. Điển
hình như mô hình GARCH(1,1) và GARCH-M(1,1) đo lường dao động có biến động
cân xứng. Mô hình TGARCH(1,1) và EGARCH(1,1) nhằm đo lường các biến động bất cân xứng. Biến động sẽ được ước tính dựa vào tỷ suất lợi nhuận (rt) theo ngày của
chỉ số VN-Index. Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức:
rt =
Trong đó: rt là logarit tự nhiên của tỷ suất lợi nhuận theo ngày của chỉ số VN-Index tại thời điểm t.
Pt là chỉ số VN-Index hàng ngày tại thời điểm t. Pt-1 là chỉ số VN-Index hàng ngày tại thời điểm t-1.
Các dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận theo ngày của VN-Index trong giai đoạn từ năm 2007
đến 2021 được biểu diễn thông qua các đại lượng thống kê như độ lệch chuẩn, trung bình, độ lệch, độ nhọn và Jarque-Bera.
thời phụ thuộc vào bậc trễ trước đó của chính nó. Đề tài sẽ áp dụng mô hình đơn giản nhất GARCH(1,1)
Phương trình trung bình:
r = μ + Ut
Với rt là tỷ suất lợi nhuận của tài sản tại thời điểm t. μ là tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Ut là phần dư của tỷ suất lợi nhuận.
Phương trình phương sai có điều kiện sẽ như sau:
ht = a0 + a1ul-1 + βht-1 với ht là phương sai có điều kiện Trong đó:
- Ràng buộc không âm : a0 > 0, (X1 ≥ 0, β ≥ 0 - Ràng buộc dừng ∙.a1 + β < 1
Khi u2-1 hoặc ht-1 hoặc đồng thời u2-1 và +ht-1 càng lớn thì dẫn đến ht càng lớn. Có nghĩa là khi u2-1 lớn có xu hướng dẫn đến Ut lớn và đây là hành vi bầy đàn trong chuỗi tài chính theo thời gian. Ngoài ra, để quyết định tác động ngắn hạn của
biến động chuỗi thời gian, ta dựa vào độ lớn của a và β. Tổng hệ số hồi quy bằng 1, cú sốc sẽ tác động đến sự biến động của chỉ số VN-Index trong dài hạn, gọi là cú sốc với phương sai có điều kiện lâu dài.
- Mô hình GARCH-M(M)
Lợi suất của cổ phiếu có thể phụ thuộc vào độ rủi ro của nó. Trong mô hình GARCH, phương sai có điều kiện tham gia trực tiếp vào phương trình trung bình thì gọi là mô hình GARCH-M. Xét mô hình GARCH-M ở dạng đơn giản là GARCH-M(M). Mô hình GARCH-M(M) có dạng như sau :
rt = μt + cσt + Ut
σt = a0 + a1ul-1 + β1σt2-1
Trong đó, c là hằng số, còn được gọi là phần bù rủi ro. Neu tham số c dương thì độ rủi ro tăng đồng thời lợi suất tăng.
Công thức phương trình trung bình rt còn được viết ở một dạng khác :
rt=μt + cln(σt2) + Ut
Công thức trong mô hình GARCH-M cho thấy có tương quan chuỗi trong chuỗi rt. Nguyên nhân là do sự có mặt của σt2 trong phương trình trung bình.
3.2.3.2 Mô hình T-GARCH và E-GARCH
Mô hình GARCH cũng có hạn chế chính là khi có cú sốc xảy ra phương sai có điều kiện không thực hiện phản ứng bất cân xứng. Vì vậy, mô hình TGARCH và EGARCH được sử dụng cho việc mô tả các hiện tượng bất cân xứng. Hai mô hình
này sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và mối quan hệ giữa các biến
động bất cân xứng. Đề tài này sẽ áp dụng mô hình TGARCH và EGARCH ở dạng
đơn giản nhất là TGARCH(1,1) và EGARCH(1,1). - Mô hình TGARCH(1,1)
Trên thị trường chứng khoán, ta thấy các chỉ số thị trường giảm hay tăng, kế tiếp là độ biến động tăng. Với cùng một độ lớn tăng hay giảm thì độ biến động khi chỉ số suy giảm lớn hơn khi chỉ số tăng. Một cách khái quát, TGARCH được viết ở dạng đơn giản nhất là TGARCH(1,1). Mô hình này có
dạng như sau :
Hệ số γ biểu hiện hiệu ứng đòn bẩy hoặc tính bất đối xứng. Nếu γ = 0, mô hình TGARCH chuyển về GARCH(1,1). Khi γ ≠ 0, thì ảnh hưởng của các tin tức là bất đối xứn. Khi γ > 0, hiệu ứng đòn bẩy tồn tại.
Ngoài ra,trong mô hình GARCH, những tin tức tốt (ut-1 ≥ 0) còn gọi là cú sốc dương và các tin tức xấu (ut-1 < 0) còn gọi là cú sốc âm, có ảnh hưởng dt-1 = {
khác nhau đến phương sai có điều kiện, chúng tác động lên biến động như sau: Khi cú sốc dương hay những tin tức tốt xảy ra, chúng tác động lên biến
động là α1. Khi cú sốc âm tác động lên biến động là a1 + γ1. Có thể thấy, nếu γ > 0, cú sốc âm (ut-1 < 0) sẽ tác động lớn hơn so với cú sốc dương
(ut-1 > 0). Mô hình TGARCH dùng giá trị 0 như giá trị khởi đầu tách các ảnh hưởng của các cú sốc trong quá khứ.
- Mô hình EGARCH(1,1)
Tại chương 2, ta đã thấy mô hình EGARCH ở dạng tổng quan và mô hình EGARCH(1,1) ở nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, bài luận sẽ sử dụng mô hình EGARCH(1,1) của Nelson. Nelson (1991) đã đề xuất mô hình EGARCH khác phù hợp hơn để kiểm định hiệu ứng đòn bẩy. Mô hình được viết như sau:
ln(σ2) = O,Q + ln(σt2-1) + 4|M - Ji + γT-!
t σ
t-1 V 2) σ
t-1
Có thể thấy mô hình EGARCH của Nelson khác với EGARCH chuẩn ở hai điểm:
Thứ nhất, Nelson giả thiết ut là biến ngẫu nhiên phân bổ xác suất dạng mũ. Thứ hai, các ước lượng trên mô hình của Nelson với giả thiết u phân bố chuẩn
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tác động dịch covid-19 đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Chứng khoán châu Á sụt giảm mạnh khi đại dịch Covid-19 lan rộng. Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, thị trường chứng khoán Việt Nam tụt dốc. Niềm tin của các nhà đầu tư dần trở nên lung lay khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm mạnh. Nhiều công ty chứng khoán
phải ngậm ngùi cắt lỗ. Trong 3 tháng đầu năm 2020, chỉ số VN-Index đã giảm 31% so với đầu năm, dừng tại 662,53 điểm (Hình 4.1).
VN-INDEX 1,300 600 1,200- 1,100- 1,000- 800- 700- 1 1 I I I 11I IV 1 1 I I 1 1 I II I I I I I II III 11I11I III IV 11I1 I II 2019 2020 2021
Hình 4.1: Diễn biến VN-Index trong giai đoan 2019 - 2021
Nguồn: Dữ liệu và kết quả lấy từ phần mềm EVIEWS
Điều đó làm cho giá cổ phiểu của các công ty giảm mạnh, kết quả kinh doanh hàng
loạt công ty chứng khoán sụt giảm mạnh trong quý I. Khi Tổ chức y tế Thế giới (WHO) dự đoán khả năng xảy ra đại dịch Covid-19, cổ phiếu giảm mạnh liên tục. Các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu diện rộng sau kì nghỉ Tết Nguyên đán khiến chỉ
số chung trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giảm sâu. Điển
hình, phiên ngày 03/02/2020, VN-Index giảm tới 40 điểm (tương ứng giảm gần 4,8%) nhưng chỉ trong 3 phiên sau đợt nghỉ dài, VN-Index giảm tới 6,4%. Ta thấy
thị trường có những lần tăng giảm đan xen và những lần tăng không mạnh. Việc
chứng khoán tăng giảm do sự nhạy cảm với các thông tin xung quanh. Ngoài ra,
đợt nghỉ dài hạn do dịch và việc hạn chế đi chơi, hạn chế các hoạt động kinh doanh,
tâm lý khi phát hiện các ca nhiễm dịch bệnh Covid-19 sẽ gây lo ngại về dịch bệnh
bao trùm nhiều lĩnh vực dẫn tới phản ứng thái quá của các nhà đầu tư. Điển hình
tại một số công ty thuộc các ngành nghề lĩnh vực như sau: - Công ty lớn thua lỗ nặng nề
Chứng khoán SSI: dù liên tiếp dẫn đầu trên sàn Hose nhưng vừa rồi tổng doanh thu không khả thi khi chỉ đạt 963,5 tỷ đồng (tăng 34,38% so với cùng kỳ) tuy nhiên
lợi nhuận sau thuế giảm rất mạnh tới 92,12% (chỉ đạt 15,1 tỷ).Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết tổng doanh thu 379,1 tỷ đồng (tăng 3,34% so với cùng kì) và báo lỗ lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng.Chứng khoán VNDirect (VND) với kết quả doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 456.9 tỷ đồng (tương đương tăng 42,42%
so với cùng kỳ) và 58,5 tỷ đồng (tương đương giảm 34,77% so với cùng kỳ). Theo báo cáo Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã thua lỗ lớn và dự đoán diễn biến hoạt động sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2020, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) dự báo lỗ khoảng 15.000
doanh thu thuần thậm chí không đủ bù giá vốn trong kỳ. Theo đó, riêng lợi nhuận gộp đã bị âm 21 tỉ đồng trong quý III và âm 35,5 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm. Với doanh thu thuần và lợi nhuận gộp giảm mạnh như trên, riêng quý III, lợi nhuận
sau thuế quý III/2020 của Vinasun âm 57 tỉ đồng (cùng kỳ năm trước dương 41,4 tỉ đồng).
- Công ty nhỏ báo lỗ
Dan mục báo lỗ cao nhất là công ty chứng khoán FPT (FPTS). Kết thúc quý I, FPTS báo lỗ hơn 97,2 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính, trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu hoạt động FPTS âm gần 57 tỷ đồng. Chủ yếu do việc đánh giá lại các tài sản chính (FVTPL) của danh mục tự doanh khiến khoản lỗ lên tới 154 tỷ đồng. Tuy nhiên hoạt động này từng đem về doanh thu khủng cho FPTS trong năm
2019. Ngoài ra, cổ phiếu MSH mà FPTS sở hữu đáng kể (chiếm 98,85%) đã giảm hơn 20% trong quý I/2020. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới khoản lỗ hơn 144,6 tỷ. Giống như công ty FPTS, công ty chứng khoán Bảo Minh (BMSC) chịu lỗ gần 38 tỷ đồng từ hoạt động FVTPL (chủ yếu do đánh giá lại tài sản). Tương tự, chứng
khoán công ty Rồng Việt (VDSC) cũng báo lỗ kỉ lục hơn 88,4 tỷ đồng do trích lập dự phòng danh mục tự doanh. Chủ yếu do hoạt động tự doanh của công ty lỗ ròng 103 tỷ đồng. Ngoài ra, việc công ty đầu tư DIG, BSR, DXG... cũng khiến VDSC lỗ lớn trong quý I/2020. Theo Báo cáo tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) thực hiện qua khảo sát gần 10.200 doanh nghiệp trên toàn quốc cho thấy, cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đều bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp FDI lớn nhất
87,2%. Bên cạnh đó, nhóm doanh nghiệp tư nhân quy mô siêu nhỏ có tỷ lệ cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn, hoàn toàn tiêu cực là cao nhất, với con số 87,7%. Các nhóm doanh nghiệp còn lại có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực thấp hơn một chút, ở mức 86,1%. Các lĩnh vực chịu ảnh hướng lớn nhất là May mặc (97%),
Thông tin truyền thông (96%), Sản xuất thiết bị điện (94%), sản xuất xe có động cơ (93%).. .Theo Tổng Công ty May Nhà Bè (MNB), từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình đại dịch Covid-19 tại Việt Nam và toàn thế giới khiến doanh số tại thị trường xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty và các công ty con, công ty liên kết giảm mạnh. Cụ thể, quý 1/2021 ghi nhận doanh thu thuần chỉ đạt 658,6 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán giảm ít hơn mức giảm của doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp đạt hơn 101 tỷ đồng giảm 42% so với quý 1/2020. Vì vậy,
doanh thu quý 1 giảm mạnh dẫn đến quý 1 thua lỗ nặng. Công ty May mặc Bình Dương cũng không ngoại lệ do tình hình dịch Covid 19 tại châu Âu vẫn còn căng thẳng, đối tác giảm lượng đặt hàng 43% so với cùng kỳ làm cho doanh thu xuất khẩu sụt giảm. Kết quả, công ty ghi nhận doanh thu giảm 4% xuống còn 307 tỷ đồng, lãi ròng giảm 14% còn 21 tỷ đồng. Tiếp đến, Garmex Saigon, Dệt may Hòa Thọ, Fortex cũng có doanh thu giảm lần lượt 18%, 27% và 29% so với cùng kỳ. Thậm chí, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cũng không khá hơn khi doanh thu chỉ đạt 3.377 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái và lãi ròng hơn 99 tỷ đồng, giảm 12%, lỗ lớn trong quý I/2020.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát, TTCK đã phục hồi nhanh và mạnh. Cụ thể, VN- Index tăng khoảng 13%, dòng tiền đầu tư vào thị trường này tăng từ 5-6 tỷ đồng của những phiên trước đó lên đến 15-17 tỷ đồng mỗi phiền gần đây. Ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định TTCK sau khi trải qua khoảng thời gian khắc nghiệt do dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu đã vượt qua một cách ngoạn mục. Hiếm thấy hơn, TTCK tụt sâu rồi tăng mạnh. Đặc biệt, từ quý II/2020 đến nay, TTCK Việt Nam vẫn phục hồi tích cực mặc dù đất nước bị bùng dịch Covid-19 lần 2. Chỉ số VN-
ngưỡng 1100 điểm. So với tháng 3/2020, VN-Index tăng xấp xỉ 70%. Sở dĩ chứng khoán Việt Nam tăng tốt như vậy là do Nhà nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời, ngân hàng, cơ quan quản lý TTCK... cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thị trường và giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong mùa dịch này. Ngoài ra, các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, đầu tư vàng trở nên kém hấp dẫn
do lãi suất ngân hàng giảm và giá vàng bị chững lại. Điều đó dẫn đến cái nhà đầu tư dùng dòng tiền nhàn rỗi của mình đầu tư vào TTCK làm tăng sức mua của TTCK. Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, theo thống kê, các công ty chứng khoán hàng đầu thị trường có số lệnh tăng từ 3 đến 12 lần.
4.2 Phân tích từng giai đoạn của thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh
hưởng từ dịch Covid-19
- Giai đoạn suy giảm mạnh (quý I/2020)
Khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Việt Nam vào ngày 23/01/2020 đã khiến cho TTCKVN suy giảm trầm trọng. Điển hình, ngày 19/01, VN-Index sụt giảm gần 61 điểm khiến cho chứng khoán Việt Nam rơi vào hoảng loạn. Trong 3 tháng đầu năm 2020, chỉ số VN-Index đã giảm 31% so với đầu năm, đặc biệt, ngày 20/03/2020 chỉ số VN-Index biến động mạnh làm mất mốc 710 điểm và cuối tháng 3/2020 chỉ số VN-Index dừng tại 662,53 điểm (Hình 4.2). Đây là khoảng thời gian TTCK lao dốc xuống đáy thấp nhất bởi chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 đồng thời cũng là phiên giảm điểm lớn nhất đối với TTCKVN kể từ khi sau hơn 20 năm thành lập cho đến nay. Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, TTCKVN sau 3 tháng
VN-INDEX
2019 2020 2021
Hình 4.2: Diễn biến chỉ số VN-Index từ năm 2019 - 2020 và những dấu mốc đặc biệt
Nguồn: Dữ liệu và kết quả lấy từ phần mềm EVIEWS
Các chỉ số chứng khoán của Việt Nam biến động mạnh do chịu những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến cực kỳ phức tạp trong khoảng thời gian này. Khi TTCK suy giảm toàn cầu đã tạo nhiều tác động xấu đến tâm lý của nhà đầu tư. Không những vậy, thêm một lý do khiến nhà đầu tư càng lo sợ là các nhà đầu tư nước ngoài liên tục giao dịch bán ròng. Chỉ xét tuần cuối của tháng 3 năm 2020, có thể thấy 80,6 triệu đơn vị khối ngoại tiếp tục bán ròng với
giá trị đạt 1.500 tỷ đồng. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì đây là tuần bán ròng thứ 9 và chỉ riêng Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ước
tính khối ngoại bán ròng hơn 10.270 tỷ đồng.
Ngoài ra, với 18/19 nhóm ngành giảm điểm khiến cho dòng tiền đầu tư suy yếu.
thể như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giảm 7% so với phiên trước đó, BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (-7%)...; cổ