Dự phòng giải pháp mạnh cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG VÀ DỰ BÁOẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM 10598547-2382-012130.htm (Trang 70 - 80)

Trong bối cảnh giá cổ phiếu rơi quá sâu và các nhà đầu tư chịu lỗ nặng, ông Nguyễn Thanh Ký - Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán (VASB) cho biết, VASB đang nghiên cứu, kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ cần có những giải pháp mạnh

hơn. Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu tác động xấu đến TTCK đến nay, Chính phủ đã áp dụng 3 giải pháp :

DN trước khi giá rơi quá xa so với giá trị nội tại của DN được thực hiện nhanh chóng.

• Hai là, Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/3/2020 do Bộ Tài chính ban hành. Nội dung là giảm giá và miễn hoàn toàn không thu đối với 15 loại dịch vụ

chứng khoán.

• Ba là, nhằm đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch Covid-19, UBCKNN đã có hướng dẫn các DN niêm yết gia hạn thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông thường

niên năm 2020 và tổ chức đại hội trực tuyến.

Theo ông Nhữ Đình Hoa, Tổng giám đốc công ty chứng khoán Bảo Việt, sự minh bạch và thanh khoản của thị trường là một trong những yếu tố quan trọng khiến nhà đầu tư an tâm hơn trong bất kì hoàn cảnh nào. Do đó, các giải pháp dài hạn cần hướng

đến sự phát triển bền vững, còn đối với thời gian ngắn hạn cần sự hỗ trợ đến nhà đầu tư, hỗ trợ các thành viên thị trường. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống công nghệ, cải thiện nền tảng giao dịch, thanh toán bù trừ, đề xuất phương án để giảm hoặc

miễn thuế giao dịch chứng khoán, thuế cổ tức cho nhà đầu tư trong một khoảng thời gian... là những giải pháp cần được thực hiện. Song song với đó, cần mở rộng khả năng tiếp cận vốn để mua chứng khoán của nhà đầu tư như kéo dài hợp đồng vay ký quỹ (margin), hạ tỷ lệ ký quỹ...

Sau những giải pháp đã công bố, về phía nhà quản lý, cơ quan quản lý TTCK đưa ra quan điểm, sự sụt giảm của TTCK Việt Nam hiện nay chủ yếu là do tác động trực tiếp của dịch bệnh dẫn đến suy giảm tăng trưởng so với doanh nghiệp niêm yết, đồng

thời do tâm lý bất an của nhà đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh. Khả năng kiểm soát dịch bệnh, sự hỗ trợ từ các chính sách kích thích để hỗ trợ doanh nghiệp và việc ổn định tâm lý của nhà đầu tư đều ảnh hưởng lớn đến diễn biến trên TTCK.

Hiện nay, dư nợ của ngân hàng cho vay kinh doanh chứng khoán mới ở mức thấp, chưa tới 30.500 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,37% tổng dư nợ tín dụng của toàn ngành ngân hàng, do đó, nhà quản lý nên cân nhắc việc tăng hạn mức tín dụng cho ngành chứng khoán thay cho phương án nới lỏng tỷ lệ margin.

Một số giải pháp cũng đang được nhà quản lý nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo như việc chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và các tập đoàn kinh tế nhà nước

nghiên cứu, sử dụng nguồn tiền mặt chưa sử dụng thực hiện mua vào cổ phiếu của một số DN lớn, quan trọng hoạt động hiểu quả khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp xuống sâu hơn giá trị nội tại.

Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này đề xuất hội đồng quản trị thực hiện mua cổ phiểu quỹ. Những giải pháp này có khả năng hỗ trợ sức cầu và tâm lý thị trường. Tuy nhiên, giải pháp chỉ được thực thi khi Thủ tướng chấp thuận. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm dịch bệnh, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép một số DN chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh được lùi thời hạn nộp các báo cáo tài chính theo Luật Kế toán,

lùi thời hạn tổ chức họp đại hội đồng cổ đông theo Luật Doanh nghiệp và sớm xem xét cho phép DN có vốn đầu tư nước ngoài đủ điều kiện được niêm yết hoặc đăng ký

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN ĐÓNG GÓP NGHIÊN CỨU

KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

5.1 Ket luận

Khóa luận áp dụng mô hình cân xứng và bất cân xứng GARCH nhằm ước lượng và đo lường dao động của chuỗi tỷ suất lợi nhuận VN-Index. Dữ liệu dùng trong nghiên cứu này là giá đóng cửa mỗi ngày VN-Index từ năm 2007 đến năm 2021 bao gồm 3547 quan sát và được dùng cho các loại mô hình GARCH khác nhau. Kết quả ước lượng từ các mô hình cho thấy biến động cụm lẫn hiệu ứng đòn bẩy trong khoảng thời gian sử dụng để nghiên cứu. Ngoài ra, bài luận đã nghiên cứu các tính chất thống

kê chuỗi lịch sử tỷ suất lợi nhuận hàng ngày của VN-Index đồng thời thực hiện dự báo trong tương lai thông qua biến giả lập CRISIS.

Các kiểm định tính dừng và biến động cụm đã được kiểm tra đều có kết quả phù hợp.

Không những vậy, kết quả ước lượng còn cho thấy hiệu ứng ARCH tồn tại trong chuỗi dữ liệu tỷ suất lợi nhuận VN-Index. Việc kiểm tra tính dừng, biến động cụm lẫn hiệu ứng ARCH nhằm đảm bảo quá trình thực hiện các mô hình GARCH thỏa điều kiện ràng buộc.

Mô hình phù hợp nhất để mô tả tỷ suất lợi nhuận VN-Index là GARCH(1,1) và EGARCH(1,1). Mô hình GARCH(1,1) cho thấy sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận còn mô hình GARCH-M(1,1) thì không thấy điều đó nên mô hình GARCH là mô hình hiệu ứng đối xứng tốt nhất. Theo tiêu chí AIC, SIC và giá trị hợp lý cực đại thì mô hình EGARCH(1,1) được đánh giá cao và thích hợp hơn so với mô hình TGARCH(1,1). Ngoài ra, bài nghiên cứu cho ra kết quả tương tự phù hợp với các nghiên cứu trước và đặc biệt là trong cách lựa chọn mô hình thích hợp. Nhóm tác giả

Hồ Thủy Tiên, Hồ Thu Hoài và Ngô Văn Toàn (2017) cũng đã chứng minh mô hình EGARCH(1,1) và GARCH(1,1) là những mô hình phù hợp nhất để đo lường dao động của chuỗi tỷ suất lợi nhuận VN-Index.

năng thị trường phục hồi với xác suất 50% là khoảng hơn 3 năm. Cũng như bài nghiên

cứu của tác giả Karmakar (2005) đã dự báo sự thay đổi theo thời gian của tỷ suất lợi tức trên TTCK Ấn Độ bằng mô hình GARCH. Mô hình GARCH được sử dụng để kiểm định sự biến đổi của tỷ suất lợi tức hằng ngày chứng khoán có thay đổi theo thời

gian không, có chịu biến động từ các ảnh hưởng đến TTCK không và liệu mô hình GARCH có thể dự báo được không. Kế tiếp, tác giả dùng mô hình EGARCH để xét sự biến động bất đối xứng hay đối xứng. Tác giả Karmakar đã chứng minh được sự biến động theo thời gian, sự biến động cụm, tính dai dẳng và dự báo được tương lai đối với TTCK Ấn Độ. Điều này cũng gần giống với những nghiên cứu được minh chứng trong bài luận.

5.2 Khuyến nghị

5.2.1 Nhà đầu tư

TTCKVN đã ghi nhận nhiều đợt giảm điểm mạnh trong tình hình dịch bệnh Covid- 19. Nhiều nhà đầu tư tận dụng giá giảm trong thời gian này để bắt đáy và mua với giá

thấp nhất. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh bùng phát bất chợt và có thể tái diễn liên tục trong nhiều năm kế tiếp kết hợp với phần dự báo ở chương 4, để giá của TTCKVN hồi phục như trước dịch có thể cần hơn 3 năm mới có khả năng hồi phục. Vì vậy, để có thể đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư nên nắm các nguyên tắc sau :

Tìm hiểu và đầu tư vào doanh nghiệp mà nhà đầu tư hiểu rõ

Nhà đầu tư chỉ nên đầu tư vào những gì mình hiểu rõ và nghiên cứu kỹ các thông tin liên quan đến lý do khiến giá giảm để thấy được tình hình của doanh

nghiệp muốn đầu tư. VN-Index nói riêng và các mã cổ phiếu của Mỹ lẫn Châu

Âu nói chung vẫn tiếp tục trải qua nhiều phiên biến động khó khăn. Khuyến nghị cho mục tiêu dài hạn là chiến lược bắt đáy dần dần với sự hiểu biết rõ về doanh nghiệp mà muốn đầu tư.

vì khi nền kinh tế bị suy thoái, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề và không có khả năng phục hồi. Đồng thời, trên TTCKVN hiện nay, có rất nhiều tin đồn và điều này có thể khiến nhà đầu tư đánh cược vào khoản đầu tư đối với thông tin chưa xác thực.

Tiết kiệm chi phí và hạn chế giao dịch liên tục

Các nhà đầu tư nên hạn chế tình trạng mua bán cổ phiếu liên tục làm cho tình trạng TTCK bị vượt quá giới hạn. Việc tái cơ cấu danh mục đầu tư cần được bảo đảm trong dài hạn chứ không phải trong ngày hay khoảng thời gian ngắn hạn. Ngoài ra, để cho giá trị của khoản đầu tư giảm nguy cơ thua lỗ hay không

bị bào mòn bởi chi phí thì trong mỗi lần giao dịch, nhà đầu tư có thể sử dụng dịch vụ nền tảng giao dịch chứng khoán trực tiếp miễn phí do công ty cung cấp để tiết kiệm chi phí.

5.2.2 Nhà nước

Dịch Covid-19 đặt ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Chính phủ đã chống dịch rất tốt và có những chính sách đúng đắn trong khoảng thời gian qua. Tuy nhiên để TTCK và nền kinh tế ổn định trong dài hạn, ngoài việc chống

dịch là ưu tiên hàng đầu thì cần có những chính sách giải quyết vấn đề trong dài hạn. Trong bài nghiên cứu này, tôi sẽ khuyến nghị bốn giải pháp cụ thể bao gồm : Chính sách tài khóa, đầu tư công, chính sách an sinh xã hội và chính sách tiền tệ.

Chính sách tài khóa

Chính phủ cần dựa trên tình hình khảo sát nhanh và cơ sở đánh giá các ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 để đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo

hướng tập trung hơn và sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với chính sách thuế, Nhà nước cần gia tăng thời gian giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất

Chính phủ nên xem xét lại việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp vì trong tình

hình dịch Covid-19 bùng phát như hiện tại làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và đứng trước nguy cơ phá sản mà còn phải chịu thêm chi phí hỗ trợ

giảm thuế thu nhập là không hợp lý trong hoàn cảnh này. Chỉ có 2% doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách này. Vì vậy, biện pháp thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm thực sự chưa được thực hiện đúng cách sẽ ảnh hưởng

xấu đến môi trường kinh doanh, làm hao phí nguồn lực lẫn tạo ra nhiều bất công trong doanh nghiệp.

Đầu tư công

Đầu tư công là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Khi thu nhập của người dân và doanh nghiệp giảm thì Nhà nước giữ vai trò chi tiêu chính. Quốc hội cần giám sát chặt chẽ việc chi tiêu đầu tư công để tránh những hệ lụy không tích cực và thiệt hại từ đạo đức. Ngoài ra, Nhà nước

chỉ nên chú trọng các dự án trọng điểm quốc gia và chia nhỏ các gói thầu ở nhiều địa phương để các doanh nghiệp lẫn địa phương đều được tiếp cận như một cách thức đặc biệt nhưng vẫn giữ nguyên năng suất cao.

Ngoài ra, Nhà nước cần tập trung xem xét và giải quyết các vấn đề còn chưa rõ ràng liên quan đến việc nguồn vốn ODA được giải ngân. Đồng thời, thực hiện rà soát thủ tục hành chính kết hợp với thăm dò thực trạng nhằm phát hiện

và giải quyết những trở ngại làm giảm áp lực cho cơ quan thực hiện dự án.

Chính sách an sinh xã hội

Các chính sách an sinh xã hội như hỗ trợ người tạm mất việc, gói bảo hiểm thất nghiệp được chi trả, trợ cấp người nghèo... là các giải pháp phải ưu tiên

Chính sách tiền tệ

Khi dịch bệnh vẫn còn tồn tại thì các ngành kinh doanh về phục vụ những nhu

cầu đặc thù cũng suy giảm từ từ. Đây là lý do khiến công cụ lãi suất trong chính sách tiền tệ hiện tại thật sự không hiệu quả. Dù lãi suất có giảm, doanh nghiệp vẫn không có khả năng và không đốc thúc được mục đích vay vốn đầu

tư sản xuất, kinh doanh. Chính sách hỗ trợ tín dụng nên được Nhà nước tập trung vào nhóm doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Chính phủ

cần cập nhật liên tục và cải thiện chính sách tiền tệ cho sát với thực tại và nhu cầu của doanh nghiệp trong tình hình hiện nay.

Đặc biệt, trong quá trình Nhà nước thực thi các chính sách hỗ trợ cần minh bạch, rõ ràng về các thủ tục lẫn các đối tượng được nhận các gói chính sách. Cần rút ngắn và hạn chế những rắc rối về thủ tục và quy trình triển khai các gói hỗ trợ cụ thể là thủ tục chứng minh tài chính. Đồng thời, trong quá trình thi hành các chính sách hỗ trợ, Chính phủ cần lưu ý những rủi ro có thể gặp phải sau:

• Rủi ro tham nhũng và đùn đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu quả và hiệu lực của các gói kích thích kinh tế.

• Rủi ro thể chế làm cho đầu tư và chế độ bơm tiền kích thích tiêu dùng bị chậm

trễ tiến độ.

• Rủi ro sai lệch mục tiêu do các chính sách hỗ trợ không hỗ trợ đúng đối tượng.

5.3 Hạn chế của đề tài

Từ việc nghiên cứu biến động tỷ suất lợi nhuận hàng ngày của VN-Index trong tình hình đại dịch Covid-19 và đưa ra kết quả dự báo trong tương lai. Điều này góp phần cung cấp dữ liệu quan trọng trong quản lý các danh mục đầu tư cho các nhà đầu tư trên TTCKVN. Kết quả của đề tài đã mang đến các yếu tố thông tin tích cực trong tình hình Covid-19 tuy nhiên nó cũng tồn tại một số thông tin không mấy lạc quan

nghiệm còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu chưa thực sự đi sâu trong việc phân tích biến động để đưa ra dự báo chính xác hơn. Bài nghiên cứu chưa chạy ra thời gian phục hồi giá TTCK trước dịch Covid-19 cụ thể, còn lệ thuộc vào các biểu đồ của Lê Văn Tuấn và Phùng Duy Quang (2020) mới đưa ra được thời điểm phục hồi chính xác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Hoài Anh 2020, 6 tháng đầu năm: Kinh tế Việt Nam thoát tăng trưởng âm.

Truy

cập tại <https://haiquanonline.com.vn/6-thang-dau-nam-kinh-te-viet-nam- thoat-

tang-truong-am-129122.html> [29/06/2020].

2. Bình An 2020, Thị trường chứng khoán Việt Nam lọt top tăng mạnh nhất thế giới

quý III. Truy cập tại <https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/thi-truong- chung-

khoan-viet-nam-lot-top-tang-manh-nhat-the-gioi-quy-iii-328376.html>

[01/10/2020].

3. Phạm Thị Thanh Bình 2020, Dịch Covid-19: Tác động tới kinh tế và phản ứng

của Việt Nam. Truy cập tại <http://tapchinganhang.gov.vn/dich-covid-19-tac-

dong-toi-kinh-te-va-phan-ung-cua-viet-nam.htm> [ 13/04/2020].

4. Nguyễn Hữu Bình 2020, Thị trường chứng khoán Việt Nam: Sự trưởng thành sau

20 năm hình thành và phát triển. Truy cập tại <http://consosukien.vn/thi- truong-

chung-khoan-viet-nam-su-truong-thanh-sau-20-nam-hinh-thanh-va-phat- trien.htm> [11/09/2020].

5. Mai Ca 2020, Tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ ít hơn các nước khác? Truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-

doi/tac-

dong-cua-covid19-doi-voi-nen-kinh-te-viet-nam-se-it-hon-cac-nuoc-khac-

9. Anh Minh 2020, Ảnh hưởng do CO VID-19, GDP 6 tháng vẫn tăng. Truy cập tại

<http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Anh-huong-do-COVID19-GDP-6-thang-van-

tang∕399274.vgp> [29/06/2020].

10. Hoa Sơn 2020, GDP quý I của Việt Nam tăng 3,82% dù kinh tế toàn cầu suy giảm

do dịch bệnh Covid-19. Truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG VÀ DỰ BÁOẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM 10598547-2382-012130.htm (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w