cũng như khối lượng và giá trị giao dịch, trong năm 2020, cứ mỗi tháng công ty chứng
khoán có thêm khoảng 50.000 người mới tham gia thị trường. Đồng thời, các nhà đầu
tư mở gần 394.000 tài khoản trong năm 2020, tăng gấp đôi so với năm 2019 và tín hiệu này vẫn chưa có dấu hiệu dừng trong những tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, lãi suất sẽ phải tiếp tục thấp để hỗ trợ dòng tiền tiếp tục chảy từ các kênh đầu tư khác sang TTCK. Khi quy mô TTCK tăng đồng nghĩa nhiều công ty nhiều ngành nghề khác nhau tham gia vào thị trường này. Từ đó, thị trường sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng do thông tin đến từ các công ty khác nhau. Những thông
tin này có thể tốt hoặc xấu và điều đó tác động lên tâm lý các nhà đầu tư ở thị trường này đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến TTCK. Mô hình EGARCH(1,1) cho thấy có sự bất đối xứng thông qua hệ số của hiệu ứng đòn bẩy (y) chứng tỏ trong khoảng thời gian nghiên cứu tỷ suất sinh lời ở hiện tại chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất lợi nhuận ở quá
khứ. Điều đó đồng nghĩa phương sai có điều kiện chịu ảnh hưởng từ các cú sốc.
4.5 Dự báo ảnh hưởng của dịch covid-19 đến thị trường chứng khoán ViệtNam Nam
4.5.1 Dự báo
Để dự báo tỷ suất lợi nhuận hằng ngày của VN-Index từ năm 2021 đến năm 2025 trong mô hình GARCH(1,1), ta sẽ đưa biến giả lập CRISIS vào mô hình GARCH(1,1). Khi CRISIS =1 sẽ có khủng hoảng xảy ra và CRISIS=0 sẽ không tồn tại khủng hoảng. Để kết quả trở nên chính xác hơn ta sẽ mở rộng thời gian từ năm 2007 đến năm 2021. Dưới đây là kết quả ước lượng mô hình GARCH(1,1) có biến giả lập (CRISIS)
Bảng 4.5 : Kết quả ước lượng mô hình GARCH(1,1) có biến giả lập (CRISIS) trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2019
47
GARCH = C(4) + C(5)*RESID(-1)^2 + C(6)*GARCH(-1) + C(7)*CRISIS
Adjusted R-squared 0.04169 S.D. dependent var 0.006123 S.E. of regression 0.00599 Akaike info criterion -7.716643 Sum squared resid 0.12514 Schwarz criterion -7.704280 Log likelihood 13457.1 Hannan-Quinn criter. -7.712230 Durbin-Watson stat 1.89205
Forecast: RTF Actual: RT Forecast sample: 1/02/2020 12/31/2025 Included observations: 2029
Root Mean Squared Error
0.00655 8
Mean Absolute Error 0.00427
3
Mean Abs. Percent Error 101.936
0 Theil Inequality Coefficient 0.97341
1 Bias Proportion 0.00069 6 Variance Proportion 0.99417 8 Covariance Proportion 0.00512 7 Theil U2 Coefficient 0.97367 5 Symmetric MAPE 174.671 8 Inverted AR Roots .27 Inverted MA Roots .11
Nguồn : Dựa vào số liệu và kết quả trên phần mềm Eviews
Sau khi ước lượng lại mô hình GARCH(1,1) có biến CRISIS và kiểm tra mô hình không có tính tự tương quan. Điều này chứng tỏ mô hình GARCH(1,1) có biến CRISIS là phù hợp. Kết quả của Bảng 4.5 cho thấy biến ngoại sinh CRISIS có tác động đến biến động tỷ suất lợi nhuận của VN-Index ở mức ý nghĩa 1% theo hướng khủng hoảng làm gia tăng biến động lợi nhuận của VN-Index. Tiếp theo, thực hiện dự báo cho biến động của VN-Index từ ngày 2/1/2020 đến 31/12/2025. Hình 4.17 sẽ thể hiện kết quả đó.
Kết quả dự báo trong Hình 4.17 có giá trị không ổn định. Ta có thể thấy dự báo của phương sai có điều kiện tăng dần từ theo khoảng cách dự báo từ đầu năm 2020 đến ngày 29/12/2022. Trong khoảng thời gian năm 2020 - 2022, là khoảng thời gian chịu khủng khoảng được gán từ biến CRISIS. Do đó, khi biến động tăng thì cũng làm gia tăng biến động lợi nhuận của VN-Index, có nghĩa là dự báo phương sai có điều kiện tăng dần theo khoảng cách dự báo để hội tụ về giá trị trung binh dài hạn do 29/12/2022
là cuối giai đoạn ước lượng có khủng hoảng và phương sai có điều kiện tại thời điểm này thấp hơn giá trị trung bình dài hạn. Ngoài ra, cơ sở cho biên độ sai số chuẩn của dự báo trung bình có điều kiện là dự báo của phương sai có điều kiện. Khi khoảng cách dự báo tăng, biên độ sai số chuẩn của dự báo trung bình có điều kiện dần mở rộng khiến dự báo phương sai có điều kiện cũng tăng dần.
.02
.01
.00
-.01
-.02
I II III I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV
2020 2021 2022 2023 2024 2025
--- Forecast of Variance
Hình 4.17 : Ket quả dự báo trung bình và phương sai của VN-Index từ năm 2020 đến năm 2025
Nguồn : Dựa vào số liệu và kết quả trên phần mềm Eviews
Xét giai đoạn từ 1/1/2023 đến ngày 30/12/2025 là khoảng thời gian được cho là không
xảy ra biến động. Khi đó, ta có thể thấy dự báo phương sai có điều kiện giảm dần theo khoảng cách và hội tụ về giá trị trung bình dài hạn do cuối giai đoạn ước lượng không có khủng hoảng 30/12/2025, phương sai có điều kiện nhỏ hơn giá trị trung bình dài hạn. Ở giai đoạn trước ta có đề cập dự báo của phương sai có điều kiện là cơ
sở cho biên độ sai số chuẩn của dự báo trung bình có điều kiện. Chính vì vậy, dự báo phương sai có điều kiện cũng giảm dần do khoảng cách dự báo giảm, biên độ sai số
Để thấy rõ hơn về dự báo này, ta sẽ tham khảo kết quả nghiên cứu áp dụng mô hình GARCH(1,1) để dự báo ảnh hưởng của biến động là đại dịch Covid-19 đến TTCKVN
của Lê Văn Tuấn và Phùng Duy Quang (2020).
Hình 4.18: Giả lập cho chỉ số VN-Index trong tương lai
Nguồn: Dựa trên số liệu và kết quả trên phần mềm Eviews của Lê Văn Tuấn và Phùng Duy Quang (2020)
Trong Hình 4.18, ngày 23/4/2020 được nhóm tác giả lấy làm ngày đầu tiên khi tạo các đường giả lập. Ta thấy đường nằm ngang chạy qua đỉnh rất gần với giai đoạn chịu
ảnh hưởng từ dịch Covid-19 là ngày 22/1/2020 với giá trị ở cuối ngày là 991.46. Nhóm tác giả đã mô tả xác suất trong tương lai của giá trị VN-Index đạt mốc 991.46.
Đồng thời, Hình 4.18 này được các tác giả tính số lần vượt 991.46 của mỗi điểm giả lập trong tương lai.
Nhìn Hình 4.19 ta có thể thấy, xác suất VN-Index đạt 991.46 tăng dần theo thời gian.
Tại ngày 30/8/2020 xác xuất là 0,1%. Do đó, trong khoảng 4 tháng tới, khả năng VN-
tăng dần sẽ làm gia tăng biến động lợi nhuận VN-Index. Vì vậy khả năng phục hồi
của VN-Index như trước dịch là gần như bằng không và điều đó khớp với biểu đồ xác suất trong Hình 4.19 của nhóm tác giả. Tuy nhiên, dựa vào biểu đồ của nhóm tác
giả, xác suất 50% rơi vào ngày 19/11/2023, chứng tỏ khả năng phục hồi sau dịch là
khoảng hơn 3 năm. Cũng tại thời điểm này, trong Hình 4.17, dự báo phương sai có
điều kiện trong trạng thái giảm dần và mức hội tụ tại một điểm nhất định. Do đó,
Hình 4.19: Xác suất của VN-Index đạt tại điểm 991.46
Nguồn : Dựa trên số liệu và kết quả trên phần mềm Eviews của Lê Văn Tuấn và Phùng Duy Quang (2020)