Định hướng chung

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG VÀ DỰ BÁOẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM 10598547-2382-012130.htm (Trang 69 - 70)

Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến cho nền kinh tế trong và ngoài nước bị ảnh hưởng

trầm trọng. Nền kinh tế liên tục bị ngưng trệ và sụt giảm làm cho ngân sách của Nhà nước suy giảm nặng nề. Ngoài ra còn do chính sách tiền tệ bị ràng buộc với lạm phát và tỷ giá, chính vì vậy Nhà nước không áp dụng các chính sách vĩ mô như các nước lớn trên thế giới. Ta có thể thấy nếu tiền tệ được nới lỏng với quy mô lớn sẽ làm cho nội tệ mất giá, các môi trường đầu tư đều trở nên rủi ro hơn và làm cho các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam bị trì hoãn. Do đó, để các chính sách trợ giúp

và giải pháp hỗ trợ dịch bệnh được thực hiện trong tương lai, Chính phủ đã thực hiện

các biện pháp huy động nguồn lực tài chính theo thứ tự ưu tiên như sau :

i) Cắt giảm chi phí đặc biệt là các chi phí không cần thiết như đi công tác trong và ngoài nước, hội nghị, hội thảo... tối thiểu 10%.

ii) Tận dụng các nguồn vay vốn ưu đãi với lãi suất rất thấp hoặc không lãi suất từ các tổ chức quốc tế nếu có

iii) Trong tình hình điều kiện hệ thống tài chính dư thừa thanh khoản, Chính phủ phát hành trái phiếu với lãi suất thấp. Tuy nhiên, trái phiều chính phủ cần phát hành ở mức vừa đủ nhằm giúp doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn sau dịch bệnh có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn.

Khi dịch bệnh kéo dài, có thể rất nhiều doanh nghiệp phá sản. Vì vậy, Nhà nước luôn

cần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư được cải thiện, đầu tư công được giám sát tốt và thực hiện đúng mục đích. Đồng thời, chính phủ cần giữ tỷ giá ổn định, lạm phát và lãi suất duy trì ở mức thấp thì nền kinh tế sẽ phục hồi trong giai

của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp nặng nề từ đại dịch này nên Chính phủ tạo các chính sách trợ giúp, kích thích nền kinh tế trong nước nhằm hạn chế rủi ro tiêu cực từ chính sách tiền tệ và tài khóa. Kết hợp với đó, tăng cường tuyên truyền rộng rãi về các chính sách hỗ trợ, các giải pháp và kết quả chống dịch để đem lại lại niềm tin cho nhà đầu tư.

Theo ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết Ủy ban sẽ chỉ đạo đơn vị chuyên môn xem xét và tổng hợp, nếu phù hợp sẽ gia hạn lại thời gian hợp đồng để tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán đồng thời giảm áp lực cho nhà đầu tư trong thị trường này. Ngoài ra, trong thời gian tới, UBCKNN sẽ tiếp tục theo dõi diễn

biến TTCK, thị trường tài chính và tiền tệ quốc tế. Không những vậy, còn tiếp tục theo dõi các chính sách và chỉ đạo của Nhà nước, các bộ ngành cùng nhau phối hợp khắc phục khó khăn, ổn định nền kinh tế. UBCKNN đã yêu cầu VSD và các sở giao dịch chứng khoán thực hiện báo cáo mỗi ngày và tăng cường công tác giám sát. Đặc biệt, các sở giao dịch chứng khoán phải báo cáo rõ tình hình giao dịch ký quỹ, tuân thủ quy định về giao dịch. Đồng thời, để ổn định tâm lý nhà đầu tư, UBCKNN đã chủ

động họp trực tiếp với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Kế tiếp, cơ quan

chức năng lẫn cơ quan quản lý phối hợp nhau xử lý nghiêm ngặt những hành vi thao túng TTCK hoặc trục lợi trong tình hình dịch bệnh hoặc tung tin đồn thất thiệt nhằm mang lại lợi ích riêng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG VÀ DỰ BÁOẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM 10598547-2382-012130.htm (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w