Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đề tài “Hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản” doc (Trang 31 - 33)

II. Tổ chức công tác trả lương trong doanh nghiệp

1. Các yếu tố khách quan

* Cung cầu lao động: Về bản chất kinh tế, tiền lương là giá cả sức lao

động vì vậy nó phụ thuộc không chỉ vào số lượng và chất lượng lao động mà còn chịu sự chi phối của quan hệ cung cầu sức lao động nói riêng và thị trường lao động nói chung. Tiền lương được ấn định bằng sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động hoặc bằng pháp luật và những quy định của Nhà nước. Khi xác định mức lương bổng doanh nghiệp cần phải quan tâm tới các yếu tố cung cầu sức lao động, mức lương trên thị trường, chi phí sinh hoạt, xu hướng phát triển của nền kinh tế, pháp luật và những quy định của Nhà nước về tiền lương.

Trong nền kinh tế thị trường cung lao động lớn hơn cầu lao động thì tất yếu dẫn đến hiện tượng có một lượng lao động dư thừa thiếu việc làm. Việc dư thừa lao động và thiếu việc làm có thể dẫn tới tình trạng vì cần việc làm mà người lao động phải chấp nhận mức lương không đúng sức lao động mà họ bỏ ra. Ngược lại, nếu trên thị trường lao động cung lao động nhỏ hơn cầu lao động thì đây là điều kiện thuận tiện cho người lao động họ có thể nhận được mức lương cao, đôi khi doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương cao để thu hút người lao động đến với doanh nghiệp mình.

Ở Việt Nam hiện nay, sự phân bố lao động vẫn chưa đều có những nơi nhu cầu việc làm lớn nhưng không có người làm, có nơi người lao động tập trung đông nhưng việc làm lại không đáp ứng đủ. Tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm vẫn đang là vấn đề lo ngại và là mối quan tâm của Nhà nước.

* Mức lương trên thị trường và chi phí sinh hoạt: có ảnh hưởng trực tiếp

đến việc trả lương của doanh nghiệp. Khi xác định mức lương cho doanh nghiệp mình các nhà quản trị cấp cao cần quan tâm xem mức lương trên thị trường như thế nào, và với chiến lược kinh doanh đã lựa chọn thì chọn mức lương bao nhiêu thì hợp lý.

Lương bổng phải phù hợp với chi phí sinh hoạt đó là quy luật chung của bất cứ nước nào trên thế giới. Do những biến động của giá cả sinh hoạt trên thị trường nên Nhà nước Việt Nam thường xuyên có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo nuôi sống gia đình và bản thân người lao động.

* Điều kiện kinh tế – xã hội: Sự ảnh hưởng của nền kinh tế biểu hiện

thông qua giá cả sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Để trả công cho người lao động cần xem xét tình hình kinh tế của các ngành, của đất nước, nền kinh tế đang trong thời kỳ đi lên hay suy thoái, tình hình chính trị xã hội rối loạn hay ổn định. Từ đó các doanh nghiệp mới có thể đưa ra định mức tiền công phù hợp. Khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ lao động không có việc làm gia tăng, khi đó các doanh nghiệp có khuynh hướng không tăng lương, thậm chí còn giảm lương đối với

nhân viên của mình. Khi nền kinh tế phát triển, trình độ người lao động ngày càng cao, mức sống và nhu cầu phát triển cá nhân của mỗi người lao động cao hơn kéo theo mức lương họ nhận được cũng phải cao hơn.

* Luật pháp: Lợi ích của người lao động luôn được các tổ chức công

đoàn, chính phủ bảo vệ vì vậy các doanh nghiệp khi sử dụng lao động cần tuân thủ những quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến người lao động. Có chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý, đối xử công bằng với người lao động không phân biệt nam nữ khi trả lương. Nhất là đối với các công ty nước ngoài cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định này.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đề tài “Hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản” doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w