Chỉ tiêu nguyên liệu và các biện pháp thu hái

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty chè Than Uyên – tỉnh Lai Châu” pptx (Trang 54 - 58)

II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ Ở

3. Chỉ tiêu nguyên liệu và các biện pháp thu hái

3.1. Chỉ tiêu nguyên liệu

Bảng 6 : Thành phần cơ giới của búp chè nguyên liệu đọt chè một tôm hai lá non

ST T Giống chè Búp (%) Lá 1 (%) Lá 2 (%) Cuộng (%) Trọng lượng (g) Số đọt (kg) 1 PH1 5,5 11,9 20,4 34,7 1,09 917,5 2 Shan tuyết 6,2 12,7 21,8 33,6 2,10 476,0 3 1A 4,3 14,4 22,7 27,0 0,93 1075,0 4 Trung du 5,0 13,7 21,5 27,7 0,91 1099,0 Nguồn:(2)

Bảng 7 : Thành phần cơ giới của búp chè nguyên liệu đọt chè một tôm hai lá non:

STT Chỉ tiêu PH1 Shan tuyết 1A Trung du 1 Tanin (% chất khô) 33,9 33,3 35,4 34,5 2 Chất hoà tan (% chất khô) 43,7 41,7 43,3 43,5 3 Catechin (mg/ g chất khô) 147,9 43,5 156,5 157,5 4 Đạm, nitơ (% chất khô) 3,7 3,7 3,4 3,8 5 Axit amin đạm, nitơ (% chất khô) 1,4 1,4 1,3 1,4 6 Cafein (% chất khô) 3,8 3,7 3,2 3,4

Nguồn: (2)

Bảng 8:Hàm lượng nước trong đọt chè (1 tôm hai lá):

Giống PH1 Shan tuyết 1A Trung du Hàm lượng nước 78,38% 79,97%

76,52% 78,11%

Bảng 9: Đánh giá cảm quan chè xanh theo tiêu chuẩn TCVN 3218 - 93 ST T Giống Ngoại hình Nước pha Hương Vị Tổng điểm Xếp hạng 1 PH1 3,0 1,5 3,0 3,0 10,5 Yếu 2 Shan tuyết 4,5 2,6 6,2 5,8 19,1 Tốt 3 1A 3,5 2,4 5,4 5,4 16,7 Khá 4 Trung du 3,0 1,8 4,2 3,6 12,6 Đạt Nguồn: (5)

Bảng 10: Đặc điểm sinh trưởng của một số giống chè

ST T

Tên giống Thời gian sinh trưởng (ngày/ năm) Đợt sinh trưởng tự nhiên (ngày/ đợt) Đợt sinh trưởng nhân tạo (ngày/ đợt) 1 PH1 316,5 3,5 6,2 2 Shan tuyết 317,5 3,4 5,9 3 1A 314 3,6 6,1 4 Trung du 319,5 3,6 5,7 Nguồn: (2)

3.2. Các biện pháp thu hái

3.2.1. Các biện pháp thu hái chè tươi

Công ty đang áp dụng 2 kiểu hái chè

- Hái san trật: Khi một lứa chè lên, có khoảng 30% số lượng búp có thể thu hái (1 tôm 2 3 lá non).

Áp dụng phương pháp này thu được những đọt chè đều nhau về kích thước, dễ chế biến và khai thác triệt để năng suất của nguyên liệu. Tuy nhiên rất khó áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc cơ giới hoá và tự động hoá vào sản xuất. khó sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì không hái theo đợt cụ thể.

- Hái theo tháng: Cứ khoảng 30 ngày hái 1lần và hái tất cả cá búp. Phương pháp này dễ cơ giới hoá. Nhưng chât slượng nguyên liệu không đồng đều. Tuy nhiên cách ly được thuốc bảo vệ thực vật.

* Các phương pháp hái chè:

- Hái tay: Người lao động hái trực tiếp bằng tay mà không dùng một dụng cụ lao động nào trợ giúp. Năng suất khoảng 15 30 kg/ công lao động. Tuỳ thuộc vào kỹ thuật thu hái, giống chè, thời điểm ... Phương pháp này thường áp dụng cho kiểu hái san trật.

- Hái kéo: Người lao động dùng kéo thay cho đôi tay của mình. Năng suất nâng lên rõ rệt khoảng từ 50 60 kg/ công lao động. Phương pháp này thường áp dụng cho cả hai kiểu hái: kiểu hái san trật và hái theo tháng.

3.2.2. Các biện pháp thu mua và vận chuyển chè tươi

Tại các đội sản xuất thành lập các trạm thu mua. Xây dựng các nhà chứa chè đảm bảo: cao, sạch, có mái và trướng che mưa nắng.

- Nhà máy cử cán bộ đi thu mua (thuộc công nhân nhà máy) gòm 17 người luôn phiên nhau xuống các đội. Công nhân thu mua được huấn luyện thành thạo cách đánh giá chất lượng chè: nước tự do, bấm bẻ, ...đánh giá chất lượng từng sọt, từng người.

÷

÷

Như vậy, người làm chè bán chè trực tiếp cho công ty, mà không qua một khâu trung gian nào, tránh được sự ép giá, sang tay của những người buôn chè nên người lao động không bị thiệt thòi.

Chất lượng nguyên liệu được đảm bảo chè sau khi hái được thu mua và vận chuyển 2 lần / ngày (buổi trưa và buổi chiều). Sau khi thu mua, chè được chứa trong các sọt tre, mỗi sọt khoảng 20 25 kg rồi vận chuyển đến xưởng chế biện bằng xe chuyên dụng là xe moóc: vận chuyển 3 tấn/ xe/ chuyến.

Với phương pháp này, nguyên liệu chè ít bị dập nát. Tuy nhiên số lượng chuyên chở không được nhiều và nếu để quá lâu hoặc trời nắng nóng chè dễ bị ôi ngốt, nhiệt độ trong các sọt chè sẽ tăng cao do bị nén đầy.

Nguyên liệu về đến xưởng được chuyển kịp htời xuống. Lúc này có hai cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm làm nhiệm vụ nghiệm thu chất lượng, khối lượng nước tự do và cân lại chính xác khối lượng của từng xe, từng đội.

Cách đánh loại: Chè được các công nhân thu mua đưa vè nhà máy (theo từng đội sản xuất) sau đó trộn đều trên giàn bảo quản có độ dầy không quấ 30 cm. Các lô chè có khối lượng 1 tấn thì lấy mẫu ở 5 vị trí, còn từng sọt chè thì lấy mẫu ở 3 vị trí, mỗi chỗ 1 kg. Đối với các lô có khối lượng lớn hơn thì lấy từ 8 đến 9 điểm gọi là lấy mẫu đại diện

x x

x x x

Sơ đồ lấy mẫu 1 Sơ đồ lấy mẫu 2

Mẫu lấy được trải ra thành lớp phẳng có hình chữ nhật. Chia mẫu theo 2 đường chéo của hình chữ nhật sau đó lấy hai phần đối diện. Thực hiện phpé chia như trên. Hai phân fmới lấy này đem trộn với nhau và tiếp thục thực hiện phép chia

÷

x x x

như trên để lấy hai phần đối diện. Viựec lấy mẫu được lặp đi lặp lại cho tới khi lượng mẫu còn khoảng 200 gram (Riêng đối với mẫu cần để lưu thì lượng mẫu khoảng 400gram).

Cách xác định: chia mẫu thành 2 mẫu phân tích và cân tững mẫu bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,5 gram, sau đó bấm bẻ. Sau khi bấm bẻ phân riêng được hai phần: lá non và già bánh tẻ. Dùng cân kỹ thuật cân riêng phần lá bánh tẻ.

Công thức tính: X =

Trong đó: X là tỷ lệ lá già bánh tẻ có trong mẫu (%); m là khối lượng lá bánh tẻ (g); M là khối lượng mẫu đem phân loại (g).

Nếu kết quả thu được qua hai lần xác định chênh nhau nhỏ hơn 2 % thì lấy trung bình cộng của 2 lần xác định. Nếu 2 lần xác định mà kết quả chênh nhau quá 2% thì phải phân tích 2 mẫu nữa. Nếu chênh lệch nhỏ hơn 2 % thì lấy mẫu trung bình cộng của kết quả lần này. Còn nếu vẫn chênh lệch lớn hơn 2 % thì lấy trung bình cộng của kết quả 4 mẫu.

Khi biết được X ta đem so sánh với chuẩn của từng loại chè, từ đó đánh giá được chè thuộc loại nào trong 3 loại A, B, C.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty chè Than Uyên – tỉnh Lai Châu” pptx (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w