Tình hình lao động của công ty chè Than Uyên

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty chè Than Uyên – tỉnh Lai Châu” pptx (Trang 51 - 53)

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN

6.Tình hình lao động của công ty chè Than Uyên

Nguồn nhân lực là yêu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Bảng 5: Tình hình nhân lực của công ty chè Than Uyên năm 2006

ST T Loại lao động Hành chính Nông nghiệp Công nghiệp Tổng 1 Hợp đồng dài hạn 24 364 142 530 2 Hợp đồng thời vụ 0 250 70 320 3 Tổng cộng 24 614 212 850

(Nguồn: phòng tổ chức công ty chè Than Uyên)

Trong đó: Cán bộ kỹ thuật gồm 12 người - Trình độ đại học: 2.

- Trình độ cao đẳng: 5. - Trình độ trung cấp: 5.

Đội ngũ cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm do một phó giám đốc phụ trách. Những thông tin trên cho thấy với tổng lao động ở thời điểm cao nhất lên đến 850 người mà chỉ có 12 cán bộ kỹ thuật phụ trách cả nông nghiệp và công nghiệp nên còn rất mỏng.

Ban lãnh đạo công ty luôn chú trọngtới việc đào tạo và cử các cán bộ đi học tại các lớp bồi dưỡng như: trường Bách khoa, trường Nông lâm. và thường xuyên tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng lao động như:

- Tổ chức các lớp nâng cao tay nghề, thi thợ giỏi.

- Cử cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do tổng công ty chè tổ chức.

- Thường xuyên tổ chức các lớp về công nghệ chế biến, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, an toàn lao động và vệ công nghiệp.

Bậc thợ trung bình của công ty là 4/7 với tuổi đời trung bình là 35.

7. Hiện trạng quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công ty chè Than Uyên Sơ đồ 3: Hệ thống quản lý chất lượng của công ty chè Than Uyên (3)

Giám đốc

Kiểm tra

chất lượng sản phẩm (KCS) trưởng

Cán bộ kỹ thuật Cán bộ kỹ thuật phụ trách nông nghiệp phụ trách nông nghiệp

Trưởng ca Trưởng ca Để đảm bảo chất lượng công ty áp dụng các tiêu chuẩn của ngành về: ngoại hình, màu nước, vị, hương, bã.

- Kiểm tra chất lượng trưởng: nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Cùng với các cán bộ KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.

- Cán bộ phụ trách nông nghiệp chịu trách nhiệm trước KCS trưởng về chất lượng nguyên liệu nhập về hàng ngày.

- KCS phụ trách công nghiệp và các trưởng ca chịu trách nhiệm trước KCS trưởng về chất lượng sản phẩm sau chế biến hàng ca.

Nhận xét: Chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào cán bộ kỹ thuật theo ca. Nếu trong ca sản xuất có sự cố cán bộ kỹ thuật vẫn phải cho tiến hành sản xuất tiếp sản phẩm hỏng sẽ bị loại bỏ sau khi KCS đã kiểm tra. Như vậy, khi gặp sự cố KCS phải đề nghị cách xử lý lên người có thẩm quyền

cao hơn sẽ không kịp thời và số sản phẩm bị khuyết tật sẽ nhiều hơn do cán bộ kỹ thuật không thể chủ động và đủ thẩm quyến xử lý

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty chè Than Uyên – tỉnh Lai Châu” pptx (Trang 51 - 53)