Nghiên cứu về đặc điểm lâm học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở quản lý và đề xuất một số giải pháp phát triển loài ươi tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 72)

49.4 61.3 65.0 68.4 33.3 38.7 20.0 10.5 17.3 0.0 15.0 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 < 50 50 - 100 100 - 150 >150

Hình 4.7. Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chất lƣợng tại OTC2

Hình 4.8. Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chất lƣợng tại OTC3

Kết quả bảng 4.11 và hình 4.6, 4.7, 4.8 cho thấy, phần đại đa số lớp cây tái sinh đều có phẩm chất tốt, chỉ có ở cấp chiều cao nhỏ hơn 0,5 m là phẩn chất cây trung bình chiếm đa số với 56,72% (97 cá thể/171 cá thể) tính chung ở cả 3 OTC. Cụ thể ở cấp chiều cao 0,5 m đến 1m phẩm chất cây tốt chiếm 51,88% (124 cá thể/239 cá thể), tiếp đến là phẩm chất cây trung bình là 34,31% và thấp nhất là phẩm chất xấu với chỉ 13,81%. Đối với cấp chiều cao 1,01 m đến 1,50 m số cá thể có phẩm chất tốt cũng chiếm khá cao với 54,66% cịn lại là số cá thể có phẩm chất trung bình và xấu.

Ở cấp chiều cao trên 1,51 m số cá thể có phẩm chất tốt chiếm ưu thế với 75% (75/100) cịn lại 25% số cá thể có phẩm chất trung bình và xấu. Như vậy,

44.7 51.4 65.2 80.4 46.8 35.1 30.4 15.2 8.5 13.5 4.3 4.3 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 < 50 50 - 100 100 - 150 >150

Cây tốt Cây trung bình Cây xấu

33.33 54.76 40.63 73.53 47.92 34.52 46.88 17.65 18.75 10.71 12.50 8.82 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 < 50 50 - 100 100 - 150 >150

64

có thể thấy rằng lớp cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu có chất lượng khá tốt thể hiện qua tỷ lệ phẩm chất cây tái sinh có chất lượng tốt đều chiếm trên 50% ở hầu hết các cấp chiều cao. Đây là tiền đề quan trọng trong tương lai để hình thành lớp cây tái sinh có chất lượng có thể kế cận lớp cây tầng cao tại KVNC.

Về phân cấp số cây theo chiều cao: Bảng 4.11 và hình 4.6, 4.7, 4.8 cho thấy, trong 4 cấp chiều cao của lớp cây tái sinh được phân chia thì cấp chiều cao 0,5 - 1 m có số lượng cá thể lớn nhất với 239 cá thể, tiếp đến là cấp chiều cao dưới 0,5 m với 171 cá thể, xếp ở vị trí thứ 3 là cấp chiều cao trên 1,50 m với 100 cá thể và thấp nhất với 86 cá thể là cấp chiều cao 1 - 1,5 m. Qua kết quả phân tích ở trên có thể thấy, số cá thể chiếm ưu thế đều đang ở trong giai đoạn cây con tái sinh, đây là nguồn giống kế cận rất lớn và là cơ sở để thay thế lớp cây tái sinh triển vọng khi lớp cây này chuyển lên thành lớp cây tầng cao. Đảm bảo quá trình duy trì sự bền vững và ổn định của hệ sinh thái rừng nơi có lồi Ươi phân bố tự nhiên, góp phần duy trì sự ổn định về mặt sinh thái.Đây là cơ sở để bảo tồn và phát triển loài Ươi tại KVNC.

4.3.2.2. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng và nguồn gốc tái sinh

Cây tái sinh triển vọng là những cây tái sinh mục đích và có chiều cao lớn hơn chiều cao lớp cây bụi thảm tươi tại KVNC. Theo kết quả điều tra phân tích ở nội dung 4.3.4 thì chiều cao bình quân của lớp cây bụi thảm tươi < 1,2 m do vậy cây tái sinh triển vọng xác định của đề tài là cây tái sinh có chiều cao > 1,5 m và có phẩm chất từ trung bình trở lên được coi là cây tái sinh có triển vọng. Kết quả nghiên cứu cây tái sinh triển vọng được thể hiện bảng 4.12 và hình 4.9.

Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng tại KVNC có sự biến động khá lớn từ 9,62% - 24,21%. Trong đó tỷ lệ cây tái sinh triển vọng lớn nhất OTC 2 với 24,21%, tiếp theo là OTC 3 với 17,17% và thấp nhất là OTC 1 với 9,62%. Để tạo điều kiện thuận lợi cho những cây tái sinh triển vọng sinh trưởng và phát triển phù hợp với mục đích bảo tồn, phát triển cần có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Xúc tiến tái

sinh tự nhiên nhằm nâng cao mật độ cây tái sinh triển vọng để chúng sớm tham gia vào tổ thành tầng cây cao.

Hình 4.9. Biểu đồ tỷ lệ cây tái sinh triển vọng

Về nguồn gốc lớp cây tái sinh ở bảng 4.12 cho thấy, ở cả 3 OTC nghiên cứu lớp cây tái sinh 100% đều có nguồn gốc từ hạt.

Bảng 4.12. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng và nguồn gốc cây tái sinh

OTC N/OTC N/ha Ntstv Ntstv/ha Tỷ lệ (%) tái sinh triển vọng Nguồn gốc tái sinh Hạt Chồi 1 208 9244 20 888 9.62 208 2 190 8444 46 2044 24.21 190 3 198 8800 34 1511 17.17 198

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Kết quả này có thể được giải thích thơng qua sự ổn định về mặt sinh thái rừng, do khu vực nghiên cứu nằm trong ranh giới VQG do đó, được bảo vệ khá tốt và một tất yếu là hệ sinh thái nơi đây không bị tác động của con người do vậy khơng có hiện tượng tái sinh chồi sảy ra.

4.3.3. Đặc điểm tái sinh loài Ươi

Tái sinh lồi cây mục đích có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở đề xuất các giải pháp lâm sinh nhằm cải thiện tình hình tái sinh lồi: Số lượng cây và chất

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 1 2 3 Tỷ lệ tái si n h t ri n v n g (% )

OTC nghiên cứu

Biểu đồ tỷ lệ cây tái sinh triển vọng tại KVNC

66

lượng tái sinh cây triển vọng. Kết quả nghiên cứu tái sinh triển vọng loài Ươi tại khu vực nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Đặc điểm tái sinh loài Ƣơi tại KVNC

OT C N(Ươi) /ha (Cây) N(Ươi )/OTC

Tái sinh triển vọng loài Ƣơi Chất lƣợng Tốt Trung bình Xấu Ntst v/ha Ni/ OT C Ni

% Ni Ni% Ni Ni% Ni Ni%

1 4444 100 311 7 7 5 5 0 0 2 2

2 3822 86 800 18 20.9 14 16.28 2 2.33 2 2.33 3 3022 68 267 6 8.82 2 2.94 3 4.41 1 1.47

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Kết quả tổng hợp tái sinh tự nhiên loài Ươi tại 3 OTC cho thấy mật độ loài Ươi tái sinh tự nhiên rất lớn biến động từ 3022 cây/ha đến 4444 cây/ha.Đây có thể coi là tiền đề quan trọng nhằm khơi phục cũng như phát triển lồi Ươi có giá trị kinh tế và vai trò sinh thái tại khu vực nghiên cứu.Chính lớp cây tái sinh mục đích có mật độ lớn này là thành phần lồi quan trọng trong tương lai khơng xa tham gia vào tầng cây cao và góp phần tạo ra giá trị kinh tế và sinh thái môi trường rừng nơi đây. Đối với tái sinh triển vọng lồi Ươi có mật độ khá cao biến động từ 267 cây/ha đến 800 cây/ha tương ứng chiếm từ 6% - 20,9% tổng số cá thể tái sinh tại khu vực nghiên cứu. Trong đó tỷ lệ cây có phẩm chất tốt đều chiếm ươi thế so với phẩm chất trung bình và xấu (Phẩm chất cây tái sinh triển vọng tốt biến động từ 2,94%-16,28%, phẩm chất cây trung bình từ 0% - 4,41%, phẩm chất xấu biến động từ 1,47% - 2,33%).

Kết quả bảng 4.14 và hình 4.10 cho thấy, phẩm chất cây tái sinh của loài Ươi tăng dần theo cấp chiều cao. So sánh với số cây tái sinh trong cùng một cấp H (100%), tỷ lệ cây tốt gia tăng dần từ cấp H < 50 cm (35,5%) đến cấp H = 50 – 100 cm (50,5%), cấp H =100 – 150 cm (60,0%) và cấp H > 150 cm (67,7%). Tỷ lệ cây trung bình giảm dần cấp H < 50 cm (47,3%) đến đến cấp H = 50 – 100 cm (32,6%),

cấp H =100 – 150 cm (34,3%) và cấp H > 150 cm giảm xuống (16,1%). Tỷ lệ cây xấu giảm dần từ cấp H < 50 cm (17,2%) đến cấp H = 50 – 100 cm (16,8%), cấp H > 150 cm (16,1%). Qua điều tra nhận thấy đối với Ươi tỷ lệ tái sinh cao, cây tốt ở mỗi cấp chiều cao chiếm tỷ lệ rất lớn trên 35 %, cây tái sinh có triển vọng là cây tốt có chiều cao trên 150cm chiếm tới 67,7 %. Đây là lớp cây mục đích có thể tham gia vào tầng tán chính của hệ sinh thái rừng nơi đây trong tương lai góp phần nâng cao giá trị kinh tế và sinh thái môi trường và là tiền đề quan trọng trongcông tác bảo tồn và phát triển loài Ươi nơi đây.

Bảng 4.14. Phân bố theo cấp chiều cao, chất lƣợng cây tái sinh của loài Ƣơi

OTC

Phân cấp số cây theo cấp chiều cao và chất lƣợng của loài Ƣơi

Tổng < 0,50 (m) 0,50 – ≤ 1,0 (m) 1,01 – ≤ 1,50 (m) > 1,51 (m) T TB X T TB X T TB X T TB X 1 10 23 7 20 8 7 12 6 0 5 0 2 100 2 14 11 3 13 12 7 6 2 0 14 2 2 86 3 9 10 6 15 11 2 3 4 2 2 3 1 68 Tổng 33 44 16 48 31 16 21 12 2 21 5 5 254

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Hình 4.10. Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chất lƣợng của loài Ƣơi

35.5 50.5 60.0 67.7 47.3 32.6 34.3 16.1 17.2 16.8 5.7 16.1 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 < 50 50 - 100 100 - 150 H > 150 cm Cây tốt Cây trung bình Cây xấu

68

So sánh với tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh có thể thấy rằng có nét tương đồng về mật độ loài Ươi, tổ thành loài tham gia vào công thức tổ thành. Điều đó cho thấy lớp cây tái sinh lồi Ươi có sự kế thừa khá rõ ràng của tầng cây cao. Như vậy lớp cây tầng cao có khả năng gieo giống khá tốt. Điều này có thể lý giải do điều kiện lập địa nơi đây khá thuận lợi về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thời tiết tạo điều kiện cho quá trình phát tán hạt giống và tái sinh của lớp cây con được diễn ra thuận lợi. Mặt khác cũng cho thấy lồi Ươi có khả năng tái sinh hạt rất tốt.

4.3.4. Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi

Cây bụi thảm tươi là thành phần quan trọng tham gia vào quần xã thực vật rừng. Cây bụi thảm tươi là nhân tố hoàn cảnh ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt là sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng. Mối quan hệ sinh thái giữa cây bụi thảm tươi và cây tái sinh hết sức đa dạng và phức tạp, có lúc mối quan hệ là hỗ trợ có lúc lại là mối quan hệ cạnh tranh, chỉ khi nào cây tái sinh vượt khỏi mối quan hệ này thì mới có ý nghĩa quyết định đến đời sống cây tái sinh . Để nghiên cứu ảnh hưởng của cây bụi , thảm tươi đến tái sinh tự nhiên luận văn đã xác định loài cây bụi , thảm tươi chủ yếu với các chỉ tiêu được lựa chọn là chiều cao và độ che phủ bình quân của các trạng thái rừng với mật độ tái sinh, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng, chất lượng cây tái sinh.

Ở OTC 1: Xuất hiện các lồi cây bụi, thảm tươi Bơng trang, Riềng rừng, Cỏ lá, Sâm cau, Lá nhíp,…, với chiều cao bình qn là 101 cm, độ che phủ bình quân 67%.

Ở OTC 2: Chiều cao bình quân tâng cây bụi thảm tươi là 79 cm, độ che phủ là 61%. Loài cây bụi, thảm tươi chủ yếu là Mã tiền, Bánh dày, Chẩn, Riềng rừng, Dương xỉ, Lấu, Mây đuôi cá, Khoai lưa, Sâm đất, Riềng rừng, Trung Quân,…

Bảng 4.15. Tổng hợp đặc điểm tầng cây bụi, thảm tƣơi

OTC Tên loài cây chủ yếu Chiều cao

Htb (cm) Độ che phủ (%) Số thể Sinh trƣởng 1

Bông trang, Riểng rừng, Cỏ lá, Sâm cau, Lá nhíp, Chẩn, Nhộng hơi, Tỳ bà rừng, Mây nếp, Sâm Cau rẽ đỏ, Dây mã tiền, Sâm cau hoa tím

101 67 109 Tốt

2

Mã tiền, Bánh dày, Chẩn, Riềng rừng, Dương xỉ, Lấu, Mây đuôi cá, Khoai lưa, Sâm đất, Bánh dày, Riềng rừng, Trung Quân, Môn rừng, Dây mã tiền, Lá nhíp, Dâu da đất, Trứng cuốc, Duối leo, Mây đuôi cá, Dây dất, Dây muồng, Dây mật, Cỏ lá.

79 61 91 Tốt

3

Mây đỏ, Trung quân, Dứa dại, Cau rừng, Sâm cau, Sa nhân, Lá nhíp, Quyết thực vật, Gừng rừng, Nhám hôi, Thiên tuế, Dứa dại, Dây dất, Dây mật, Khoai lưa, Riềng rừng, Mây đuôi cá, Cây trúc tiết, Cây rau ngót rừng, Tóc thần vệ nữ.

117 71 120 Tốt

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Ở OTC 3: Chiều cao bình quân là 117 cm, độ che phủ trung bình là 71%. Loài cây bụi thảm tươi chủ yếu là Mây đỏ, Trung quân, Dứa dại, Cau rừng, Sâm cau, Sa nhân, Lá nhíp, Quyết thực vật, Gừng rừng, Nhám hôi, Thiên tuế, Dứa dại, Dây dất, Dây mật, …

Kết quả tổng hợp tình hình cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu cho thấy, chiều cao bình quân của cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu đều thấp hơn 120 cm, biến động từ 79 cm đến 117 cm; độ che phủ của cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu là tương đối lớn, biến động từ khoảng 61% đến 71%. Sở

70

dĩ có sự phân hóa chiều cao bình qn cũng như độ che phủ khác nhau ở các OTC là do mật độ tầng cây cao chi phối. Cụ thể, mật độ tầng cây cao lớn nhất là ở OTC 2 là 665 cây/ha, tiếp đó là OTC 1 là 455 cây/ha và thấp nhất là OTC 3 với 375 cây/ha.Trong khi đó độ che phủ và chiều cao bình qn lại có xu hướng ngược lại điều này làm cho độ che phủ cũng như chiều cao tầng cây bụi thảm tươi ảnh hưởng rõ rệt. Khi mật độ tầng cây cao càng lớn thì độ che phủ và chiều cao bình quân tâng cây bụi thảm tươi càng giảm: thấp nhất ở OTC2 là 61% và chiều cao 79 cm, tiếp đó là OTC 1 là 67% và chiều cao 101 cm và lớn nhất là OTC 3 là 71%, chiều cao 117 cm. Như vậy, khi mật độ càng lớn thì độ tàn che tầng cây cao càng lớn do đó lượng ánh sáng lọt xuống tầng cây bụi thảm tươi càng giảm điều đó kéo theo sự cạnh tranh dinh dưỡng càng lớn.

4.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý và định hƣớng phát triển loài Ƣơi tại VQG Cát Tiên

+ Biện pháp về quản lý: Từ kết quả đánh giá về mật độ, ưu thế và khả năng tự tái sinh rất cao của lồi Ươi thì KVNC, chúng ta chỉ cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý tài ngun hiện có, khơng để người dân có tác động xấu, như đốn cây, chặt cành vào các mùa hái quả, chỉ thu hái, lượm trái khi đã chín rụng tự nhiên; thực hiện giải pháp đồng quản lý để người dân được tham gia bảo vệ, thu hái quả chia sẻ lợi ích với chủ rừng, để từng bước xã hội hóa, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân địa phương; thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, các giải pháp quản lý sâu bệnh, phòng cháy, chữa cháy rừng,loài Ươi sẽ tự tái sinh tự nhiên và tiếp tục phát triển bền vững theo phân bố tự nhiên của loài.

+ Phát Triển loài Ươi:

So sánh giữa điều kiện lập địa của loài Ươi KVNC với điều kiện tự nhiên trong khu vực thì lồi Ươi hồn tồn có thể chọn là loài cây trồng rừng lấy trái tài các khu vực vùng đệm phần tiếp giáp với khu vực Đất Đỏ, Sa Mách và vùng Đăng Hà, đối với các hiện trạng rẫy điều, cây ăn trái có điều

kiện lập địa tương đồng với khu vực Đất Đỏ, Sa Mách chúng ta có thể đề xuất biện pháp trồng bổ sung loài Ươi, trồng xen để nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập cho người dân vùng đệm.

Qua phân tích cấu trúc mật độ và tầng thứ quần xã nơi có lồi Ươi phân bố cho thấy Ươi là lồi ưa sáng khi thành thục và có khả năng chịu bóng tốt ở giai đoạn cây con, đồng thời chiếm ưu thế ở tầng vượt tán (A1), thích hợp với mật độ trồng hỗn loài 375 cây/ha – 455 cây/ha. Do đó, có thể trồng hỗn lồi với mật độ 455 cây/ha là tối ưu nhất để lồi Ươi có thể sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Trong trồng rừng cũng nên lựa chọn trồng hỗn lồi với các lồi cây có khả năng che bóng, có chiều cao thấp như cây Điều, các loài cây ăn trái phù hợp với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở quản lý và đề xuất một số giải pháp phát triển loài ươi tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)