Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở quản lý và đề xuất một số giải pháp phát triển loài ươi tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 29 - 32)

2.4.3.1. Đặc điểm phân bố loài Ươi theo đai độ cao

Sử dụng máy định vị GPS (64S) để xác định độ cao phân bố của các cây Ươi phân bố trong tự nhiên, ghi chép độ cao của từng cây Ươi trong quá trình điều tra vào sổ nhật ký điều tra ngoại nghiệp.

* Phân bố của loài Ƣơi với loài cây đi kèm.

Sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây bằng cách chọn Ươi làm tâm ô điều tra. Đo các chỉ tiêu Hvn, D1.3, Dt và khoảng cách của 6 cây gần nhất với đối tượng nghiên cứu. Tổ thành những loài cây này là tổ thành rừng tự nhiên hỗn giao phù hợp nhất với cây Ươi.

Điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây

Tên loài nghiên cứu: Ươi. Khu vực nghiên cứu: ……….. Loại rừng: ……….. Ngày điều tra: ………..

Độ tàn che chung: ………… Người điều tra: ……….. Địa hình: ……… TT Tên cây D1.3 Hvn Dt Chất lƣợng Khoảng cách Ươi Cây số 1 Cây số 2 Cây số 3 Cây số 4 Cây số 5 Cây số 6

2.4.3.2. Phương pháp điều tra đặc điểm sinh thái và lâm học nơi có loài Ươi phân bố

20

Mỗi QXTVR nơi có loài Ươi phân bố đào một phẫu diện đất. Sau đó, lấy khoảng 1,0 kg để phân tích tại phòng thí nghiệm đất của Bộ môn nông hóa - thổ nhưỡng thuộc Viện nghiên cứu Cao su - huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương.

Điểm đào phẫu diện là vị trí trung tâm mang tính đại diện cho toàn vùng. Phẫu diện rộng 1,2m, dài 1,5m, sâu đến tầng đá mẹ hoặc sâu 1,5 - 2m ở nơi có tầng đất dày.

* Điều tra cấu trúc tầng cây cao và tái sinh tự nhiên: - Cấu trúc tầng cây cao

Căn cứ vào điều kiện địa hình và mục đích nghiên cứu để lập 3 OTC điển hình, tạm thời nơi có loài Ươi phân bố tập trung:

+ Thiết lập các OTC điển hình (diện tích mỗi ô là 2000 m2

)

+ Trong OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng (D1.3, DT, Hvn) của tất cả các loài cây thân gỗ có D1.3 ≥ 6 cm, theo các phương pháp điều tra lâm học hiện hành.

+ Đánh giá chất lượng cây trong ô bằng cách mục trắc để xác định cây tốt, cây trung bình, cây xấu. Câu tốt (T) là những cây thân thẳng, đẹp, tròn đều, tán đều không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển tốt. Cây trung bình (TB) là những cây có thân cân đối, tán đều không cong queo, không sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển bình thường. Cây xấu (X) là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển kém.

- Cấu trúc tầng thứ

Nghiên cứu cấu trúc tầng thứ được tiến hành thông qua các phẫu đồ rừng theo phương pháp của Richards và David (1934). Chọn 03 OTC đại diện vẽ trắc đồ đứng, dải rừng vẽ trắc đồ có chiều rộng 10 m và chiều dài 50 m, nơi có loài Ươi phân bố. Xác định vị trí, chiều cao, đường kính thân cây, bề rộng và bề dày tán lá của tất cả các cây rừng trên dải rừng điển hình trên OTC, sau đó biểu diễn lên biểu đồ với tỷ lệ 1/200.

Bảng điều tra tầng cây cao

Số hiệu OTC:…… Diện tích OTC:…… Loại rừng:…… Địa hình:………… Độ dốc:……… Hướng dốc:… Địa điểm:…….. Ngày điều tra:………. Người điều tra:…

STT Loài cây D1.3 (cm) Hvn (m) DDC (m) DT (m) Chất Lƣợng Ghi chú ĐT NB TB 1 … N

* Điều tra độ tàn che

Sử dụng phương pháp điều tra theo điểm. Trên mỗi ÔTC, xác định 100 điểm phân bố đều, dùng dụng cụ điều tra ngắm lên tán cây để xác định độ tàn che. Nếu thấy tán lá tầng cây cao che kín, thì điểm đó ghi số 1, nếu không có gì che lấp, ghi số 0 và nếu những điểm còn nghi ngờ thì ghi 0,5. Ngoài ra, độ tàn che của từng OTC còn được xác định thông qua vẽ phẫu đồ rừng.

- Điều tra tái sinh rừng tự nhiên

Với mỗi OTC đã lập ở trên, lập 3 tuyến song song (dài 50 m) cách nhau 10 m, trên mỗi tuyến lập 3 ODB cách nhau 15 m (tổng số 09 ODB/1OTC, diện tích mỗi ô là 25 m2

(5 m x 5 m) để điều tra cây tái sinh (các chỉ tiêu xác định theo mẫu biểu điều tra cây tái sinh).

Hình 2.2.Sơ đồ bố trí ODB trong OTC

15 m

10 m 5m

22

Bảng điều tra cây tái sinh

Số hiệu OTC:…… Số hiệu ODB:…… Diện tích ODB:……… Loại rừng:……… Độ dốc:………… . Hướng dốc:………… Địa hình:……. … Ngày điều tra:……… Người điều tra:……..

ODB Tên

loài

Số cây theo cấp chiều cao và chất lƣợng

Tổng < 0,50 (m) 0,50 – ≤ 1,0 (m) 1,01 – ≤ 1,50 (m) > 1,51 (m) T TB X T TB X T TB X T TB X 1 … N

- Xây dựng bản đồ cơ sở dữ liệu loài Ươi bằng GIS: Trên cơ sở dữ liệu tọa độ phân bố cây Ươi, chồng ghép với các lớp bản đồ khu vực VQG Cát Tiên, tiến hành xây dựng bản đồ về phân bố cây Ươi: Dựa vào cơ sở dữ liệu các tọa độ cụ thể, lập cơ sở dữ liệu và nhập vào phần mềm Mapinfor. Từ đó, xác định khu vực còn cây Ươi nhiều, trung bình, ít và không có để có giải pháp lập kế hoạch xúc tiến các biện pháp bảo tồn thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở quản lý và đề xuất một số giải pháp phát triển loài ươi tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 29 - 32)