Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở quản lý và đề xuất một số giải pháp phát triển loài ươi tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 39)

3.1 .Điều kiện tự nhiên

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

VQG Cát Tiên có diện tích nằm trên địa bàn của 7 xã: Đắc Lua (huyện Tân Phú), Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu) thuộc tỉnh Đồng Nai; Đăng Hà (huyện Bù Đăng) thuộc tỉnh Bình Phước; Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm), Phước Cát 2, Tiên Hoàng, Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên) thuộc tỉnh Lâm Đồng. Trong các xã trên có 6 xã có nhiều hoạt động ảnh hưởng tới cơng tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của VQG Cát Tiên. Những đặc điểm về dân số, dân tộc của các xã như sau:

Bảng 3.1. Dân số, dân tộc của các xã sống ven VQG Cát Tiên

TT Tên xã Số hộ khẩu Số Dân tộc

1 Đồng Nai Thượng 415 1.739 Mạ, Tày, Chil, Stiêng, Khmer, Kinh 2 Tiên Hoàng 775 3.151 Kinh, Dao, Tày, Mường, Châu Mạ 3 Phước Cát 2 594 2.727

Kinh, Tày, Nùng, Dao, Châu Mạ, Mường, Ê Đê, K Ho, Stiêng, Cao Lan, Chăm, Thái

4 Phú Lý 2.826 11.727

5 Đắc Lua 1.559 6.878 Kinh, Mường, Tày 6 Đăng Hà 1.536 6.852

Kinh, Nùng, Tày, Hoa, Dao, H Mông, Thái Mường, Cao Lan, Sán Dìu, Kh Mer, Stiêng

30

3.2.2. Kinh tế hộ gia đình

Thu nhập chính của các hộ dân là từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất nơng nghiệp cịn hạn chế, phương thức canh tác lạc hậu, nhiều hộ đồng bào dân tộc chỉ độc canh cây Điều, do sử dụng giống đại trà nên năng suất thấp, đời sống kinh tế của người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu đói thường xuyên.

Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng còn cao: Cao nhất là xã Phước Cát 2 19,86% tiếp theo là xã Đăng Hà 18,80%, đây là những xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (xem bảng 02).

Bảng 3.2. Thu nhập và tỷ lệ đói nghèo tại VQG Cát Tiên

Hạng mục ĐVT Bình quân Phân theo xã Đồng Nai Thƣợng Tiên Hoàng Phƣớc Cát 2 Phú Đắc Lua Đăng Thu nhập BQ hộ/năm 1.000đ/ năm 27.775 24.000 31.000 28.850 34.300 34.000 14.500 Tỷ lệ hộ nghèo % 10,63 4,11 7,87 19,86 2,12 11,00 18,80 3.2.3. Các hoạt động kinh tế

+ Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu của các thơn, bản với cây trồng chính là Điều, Cao su, cây ăn quả, cây hoa màu; diện tích trồng cây lương thực không đáng kể.

+ Về chăn nuôi: Chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mơ hộ gia đình nhỏ lẻ.

+ Về cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ khu vực này ít phát triển, khơng có các khu cơng nghiệp, cơ sở gia cơng, chế biến lớn có khả năng thu hút lao động địa phương, nơng nhàn, đây là khó khăn lớn để chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, giải quyết việc làm của các địa phương theo hướng Nông – Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

3.2.4. Cơ sở hạ tầng

- Về văn hóa, giáo dục: Hệ thống các trường học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đã đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong độ tuổi đi học bậc tiểu học, trung học cơ sở.

- Về Y tế: Các xã đã có trạm y tế, có đội ngũ y, bác sỹ khám, chữa bệnh thông thường, tiêm chủng mở rộng các loại vắc xin phòng ngừa dịch bệnh, những bệnh nhân hiểm nghèo được chuyển lên các tuyến trên cứu chữa kịp thời.

- Về bưu chính, viễn thơng: Việc thơng tin liên lạc đã được phủ sóng 100% với 2 hình thức là các mạng điện thoại cố định, di động.

- Tất cả các xã đều có hệ thống loa phát thanh, truyền hình của trung ương và địa phương.

- Trên 85% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt. - Trên 80% số hộ sử dụng nước giếng khoan đạt tiêu chuẩn phục vụ sinh hoạt.

3.2.5. Những tác động của vùng đệm đối với công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG Cát Tiên

- Sự di dân tự do và sự gia tăng dân số trên các xã địa bàn vùng đệm vẫn chưa kiểm soát được.

- Chiều dài đường ranh giới của VQG Cát Tiên khoảng 250 km, khu vực giáp với tỉnh Đắc Nơng và tỉnh Bình Phước khơng có đường tuần tra, lại ở cạnh sơng Đồng Nai lực lượng kiểm lâm ít nên việc đi lại, tuần tra, kiểm sốt, bảo vệ rừng rất khó khăn.

- Dân cư phân bố trên quy mơ rộng, phân tán, rất khó quản lý, kiểm sốt. - Các hoạt động trái phép vào rừng không tuân theo quy luật, kẻ xấu lợi dụng những sơ hở là không gặp lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng thì sẽ xâm phạm vào rừng.

32

- Những địa phương có đường ranh giới với VQG Cát Tiên là sông Đồng Nai thì các hoạt động xâm phạm vào rừng thường là: Khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng.

- Những địa phương có đất sản xuất nơng nghiệp, các cụm dân cư nằm sát ranh giới VQG Cát Tiên thì ngồi các hoạt động khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng chăn thả gia súc vào VQG, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy.

- Việc cải tạo, chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng Cao su tại các xã thuộc vùng đệm của VQG Cát Tiên thuộc huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước hiện gây ra những sức ép rất lớn đối với VQG Cát Tiên do cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng tự nhiên rừng trồng, một bộ phận dân cư khơng cịn đất sản xuất nông nghiệp, nhất là đồng bào dân tộc khơng có vốn đầu tư trồng Cao su, từ đó đã gia tăng các hoạt động xâm phạm trái phép vào rừng của VQG Cát Tiên vì sinh kế, việc làm.

- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng khu vực xung quanh VQG Cát Tiên đã tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại, giao lưu hàng hóa, cải thiện điều kiện sinh hoạt, ăn ở, khám chữa bệnh, học hành của con em trong độ tuổi đi học, nhưng song song với những điều đó cũng làm gia tăng tình trạng xâm nhập trái phép vào VQG Cát Tiên.

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Thuận lợi

- Xây dựng được các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Vườn và các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

- VQG Cát Tiên ngày càng được nhiều người biết đến thông qua những giá trị đa dạng sinh học, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chun mơn. Từ đó tạo dựng các mối quan hệ hợp tác mới đóng góp tích cực vào cơng tác xây dựng, bảo vệ và phát triển Vườn.

- Các dự án còn mang lại những hiệu quả xã hội to lớn, đó là giải quyết việc làm cho cộng đồng dân cư, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Ý thức của các cấp chính quyền và người dân về bảo vệ, khai thác rừng được nâng cao. Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đã được quản lý và khai thác hợp lý hơn, sản xuất lâm nghiệp đã mang lại sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương.

3.3.2. Khó khăn

- VQG Cát Tiên có địa bàn rộng, đường giao thơng đi lại khó khăn và tiếp giáp với nhiều khu vực dân cư các đối tượng xấu có thể xâm nhập vào rừng bằng nhiều con đường khác nhau.

- Một bộ phận người dân các xã vùng ven trình độ nhận thức còn hạn chế, đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, do cuộc sống của họ còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, nhưng trong những năm qua thời tiết không thuận, dẫn đến mất mùa, giá cả nông sản bấp bênh, nên đã gây áp lực đến công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm.

- Nhu cầu sử dụng lâm sản và lợi nhuận từ khai thác, săn bắn, mua bán trái phép lâm sản là rất lớn đã làm động lực gia tăng các vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng.

- Sự gia tăng dân số của các xã trên địa bàn VQG Cát Tiên trong những năm qua vẫn không ngừng, do gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.

- Sản xuất nông nghiệp là sản xuất chính để tạo việc làm, thu nhập của người dân địa phương, cây trồng chính là cây cơng nghiệp dài ngày (Cao su, Điều). Từ năm 2005-2009 các địa bàn thuộc tỉnh Bình Phước đã chuyển đổi đất trồng điều, đất sau rà soát quy hoạch ba loại rừng chuyển ra khỏi đất lâm nghiệp, đất vườn tạp và những loại đất trồng cây nông nghiệp không hiệu quả sang trồng Cao su. Trong những năm gần đây Cao su liên tục mất giá làm cho đời sống

34

người dân ngày càng khó khăn, chính điều này đã tạo thêm áp lực vào rừng tự nhiên của VQG Cát Tiên.

- Dịch vụ thu hút việc làm cho thanh niên, lao động phổ thông, lao động nơng nhàn của khu vực này chưa phát triển; tình trạng dôi dư lao động trong các mùa nông nhàn sẽ làm gia tăng áp lực vi phạm vào rừng để thu hái lâm sản trái phép.

- Các đe dọa do các yếu tố về kinh tế - xã hội là: Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (song mây, quả cây, dầu cây,...), xâm lấn đất lâm nghiệp của VQG để canh tác nông nghiệp, hủy hoại và làm suy thoái các sinh cảnh, chăn thả gia súc tự do trong VQG, xung đột giữa người và động vật hoang dã của VQG (Voi, Heo rừng), nguy cơ cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước do sử dụng hóa chất trong sản xuất nơng nghiệp, xây dựng đập thủy điện ở sông Đồng Nai (Thủy điện Đồng Nai 4, 5). Tác động tiêu cực của phát triển du lịch (rác thải, tiếng ồn, thu hái lâm sản,...).

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm phân bố loài Ƣơi

4.1.1. Phân bố loài Ươi theo đai cao và khu vực

Đai độ cao là một nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố của hệ sinh thái rừng nói chung và lồi nói riêng. Tùy vào từng điều kiện vĩ độ, vùng phân bố ở những đai cao khác nhau thì thành phần loài, mức độ phân bố của loài thực vật có sự khác nhau. Theo xu hướng khi lên cao nhiệt độ trung bình sẽ giảm xuống kéo theo sự phân chia các kiểu rừng (trạng thái rừng) khác nhau, cụ thể là mức độ phân bố thực vật sẽ thay đổi. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đai độ cao đến sự phân bố loài Ươi tại khu vực phía Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên được tổng hợp ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Phân bố loài Ƣơi theo đai độ cao tại KVNC

Đai độ cao (m) Địa danh Số lƣợng Đa Boong Cua Đăng Đất Đỏ Sa Mách Lài Bầu Sấu C10 < 100 23 23 100 - < 200 15 2 82 195 100 26 21 441 200 - < 300 170 249 1613 130 5 31 3 2201 > 300 225 30 22 277 Tổng 185 476 1725 370 105 57 24 2942

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Với sự đa dạng về địa hình phân bố của lồi Ươi tại khu vực phía Nam VQG Cát Tiên, thấp nhất là 84m và cao nhất 334 m so với mặt nước biển. Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế chúng tôi phân chia đai độ cao của khu vực nghiên cứu thành 4 đai độ cao tương ứng: Đai dưới 100 m; đai từ 100 đến dưới 200 m; đai 200 m đến dưới 300 m và đai trên 300 m. Khu vực này là nơi hội tụ của hầu hết các bậc phân chia độ cao địa hình và sau đó là các đai khí hậu của Đơng Nam Bộ. Chính vì lẽ đó mà lồi Ươi nói riêng và thực vật rừng nói chung ở khu vực nghiên cứu có sự phân hóa khá rõ ràng.

36

Thêm vào đó, địa hình và sự biến đổi theo độ cao có vai trị quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố phát sinh khác của hệ thực vật. Do vậy, việc tìm hiểu phân bố của lồi Ươi theo địa hình và sự phân bố của chúng theo độ cao ở VQG Cát Tiên sẽ giúp chúng ta hiểu thấu đáo hơn về hệ thực vật đặc biệt này, đồng thời góp phần quan trọng cho công tác quy hoạch bảo tồn của VQG Cát Tiên.

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, về tổng thể sự phân bố của loài Ươi theo đai độ và khu vực phân bố có sự biến động rõ ràng.

Đai độ cao dưới 100 m (84 m đến dưới 100 m) chỉ có 23 cá thể, con số này so với tổng số 2.942 cá thể được điều tra cho thấy, lồi Ươi tỏ ra khơng thích nghi với đại độ cao này. Do đó, trong cơng tác bảo tồn và phát triển loài bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: Xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, trồng mới rừng, …, không nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để bảo tồn và phát triển loài ở đai độ cao dưới 100 m.

Ở đai độ cao từ 100 m đến dưới 200 m số cá thể tăng lên đáng kể với tổng số 441 cá thể loài Ươi phân bố ở đai độ cao này và chiếm khoảng 1/7 tổng số loài điều tra tai khu vực nghiên cứu. Tiếp theo là đai độ cao > 300 m so với mực nước biển số cá thể lại giảm xuống còn khoảng 277 cá thể chiếm 1/10 so với tổng số cá thể điều tra. Với những phân tích ở trên có thể thấy, ở đai độ cao 100 đến dưới 200 m và đai độ cao > 300 m lồi Ươi có khả năng thích nghi khá tốt. Do vậy, trong bảo tồn và phát triển lồi có thể sử dụng kết quả này vào các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như trông mới, trồng bổ sung, xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung ở đai độ cao 100 đến dưới 200 m và trên 300 m. Tuy nhiên, cần có những cân nhắc và áp dụng một cách thận trọng vì đây khơng phải là các đai cao tối thích đối với phân bố của lồi Ươi.

Tổng số cá thể loài Ươi phân bố ở đai độ cao từ 200 đến dưới 300 m là 2201 cá thể chiếm 3/4 tổng số cá thể điều tra tại khu vực nghiên cứu. Có thể thấy rằng ở đai độ cao này loài ươi tái sinh, sinh trưởng và phát triển một cách mạnh mẽ nhất và có thể coi đây là đai độ cao tối thích của lồi Ươi tại khu vực phía Nam VQG Cát Tiên. Kết quả nghiên cứu ở đai độ cao này định hướng cho công

tác bảo tồn và phát triển loài Ươi này bằng cách tiến hành các biện pháp kỹ thuật lâm sinh ở đai độ cao 200 đến dưới 300 m so với mực nước biển. Đặc biệt là trong trồng mới rừng, trồng bổ sung, …kết hợp với phát luỗng, xử lý các loài cây phi mục đích để tạo điều kiện tốt nhất cho loài Ươi sinh trưởng và phát triển thuận lợi, đáp ứng mục tiêu bảo tồn, phát triển loài này tại VQG Cát Tiên.

Dẫn liệu bảng 4.1 cũng cho thấy, vùng phân bố có ảnh hưởng đến số cá thể loài Ươi tại KVNC. Dẫn liệu cho thấy, ở đai độ cao dưới 100 m loài Ươi chỉ xuất hiện ở vùng Sa Mách với tổng số 23 cá thể, các vùng khác đều khơng có cá thể nào xuất hiện. Như vậy, ở khu vực Sa Mách lồi Ươi có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển được, không nên đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm mục đích bảo tồn và phát triển loài ở các khu vực Bầu Sấu, Đất Đỏ, C10, Đăng Hà, Đăng Bông Cua.

Ở đai độ cao từ 100 m đến dưới 200 m cho thấy số cá thể loài Ươi xuất hiện ở tất cả các vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, vùng có số cá thể phân bố nhiều nhất là Sa Mách với 195 cá thể (so với 441 cá thể điều tra được ở đai độ cao này), tiếp đó là Tà Lài, Đất Đỏ, Bầu Sấu,.. thấp nhất là vùng Đăng Hà với chỉ 2 cá thể. Rõ ràng vùng Sa Mách ở những nơi có đai độ cao từ 100 m đến dưới 200 m có thể sử dụng để bảo tồn và phát triển loài này.

Ở đai độ cao 200 m đến dưới 300 m các cá thể Ươi cũng phân bố ở tất cả các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở quản lý và đề xuất một số giải pháp phát triển loài ươi tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai​ (Trang 39)