Năng lượng mặt trời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn thủy điện nhỏ tới các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lưới điện trung áp bình gia​ (Trang 38 - 39)

CHƢƠNG 1 LƢỚI ĐIỆN TRUNG ÁP VÀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN

1.3 Hiện trạng lƣới điện trung áp và nguồn phân tán tại Việt Nam

1.3.4.2 Năng lượng mặt trời

Việt Nam là nƣớc nhiệt đới, tiềm năng bức xạ mặt trời vào loại cao trên thế giới, đặc biệt các vùng miền phía Nam có nhiều nắng. Theo thống kê của Tổng cục khí tƣợng thủy văn về số giờ nắng (bình quân trong 20 năm) ở nƣớc ta có thể chia lam 3 vùng:

- Vùng 1: Các tỉnh vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu) có số giờ nắng tƣơng đối cao, từ 1897h/năm đến 2102h/năm.

- Vùng 2: Gồm các tỉnh còn lại của miền Bắc và một số tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, số giờ nắng trung bình từ 1400h/năm đến 1700h/năm. - Vùng 3: Gồm các tỉnh từ Huế trở vào, có số giờ nắng cao nhất cả nƣớc, từ

1900h/năm đến 2700h/năm.

Đánh giá tiềm năng khả thực của nguồn năng lƣợng mặt trời cho một vùng thì số giờ nắng bình quân phải đạt từ 1800h/năm trở lên (theo nhận xét của Tạp chí Năng lƣợng thế giới – World Energy tháng 3 năm 2001). Đối với điều kiện ở Việt Nam thì chỉ tiêu trên là phù hợp.

Pin mặt trời đƣợc nghiên cứu và triển khai ứng dụng ở Việt Nam tƣơng đối muộn, vào đầu năm 1990. Đến năm 1994 triển khai ứng dụng các thiết bị này phát triển khá mạnh mẽ và đến năm 2019 đã lắp đặt tới 5695,0MW và hơn 10000MW đã đƣợc phê duyệt triển khai. Trong đó, đã vận hành đƣợc 2600,0MW tập trung chủ yếu ở Miền Trung khoảng 2000MW gồm các dự án [14][15][17][33]:

- Khu vực phía Nam: Nhà máy điện mặt trời Cà Mau có công suất lắp máy 50 MWp. Nhà máy điện mặt trời An Hòa 1 và 2 có công suất lắp máy 119 MWp. Nhà máy điện mặt trời Sao Mai 1 và 2 có công suất lắp máy 154 MWp. Cuối năm 2019 đã có 8.299 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái, đạt 148.0MWp trong đó các đơn vị trực thuộc ngành điện đã lắp đặt trên 7.4 MWp…

- Khu vực miền Trung: Nhà máy điện mặt trời Đa Mi, công suất 47.5MWp vận hành năm 2018. Nhà máy điện mặt trời BP Solar - 50 MWp, Nhà máy điện mặt trời Phƣớc Hữu - 65 MWp. Nhà máy điện mặt trời Phƣớc Thái 1 công suất 50 MWp. Nhà máy điện mặt trời Gio Thành 1 và 2, công suất 100 MWp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam, công suất 450 MWp…

- Khu vực phia Bắc: Khối lƣợng lắp đặt ứng dụng cho các hộ gia đình, trạm biên phòng và bộ đội ở hải đảo, cho Trạm xá, trƣờng học, Trung tâm văn hóa rất lớn. Hơn nữa, nhiều dự án có công suất lớn nhƣ Nhà máy điện năng lƣợng mặt trời nổi trên mặt nƣớc tại hồ Thác Bà với 2 giai đoạn: giai đoạn 1 thời gian thực hiện từ năm 2020 - 2022 với công suất dự kiến 560MW, giai đoạn 2 từ 2022 - 2026, công suất 800MW.

Tính đến năm 2019, tổng công suất Pin Mặt trời đã đƣợc lắp đặt, ứng dụng tại Việt Nam là 5695.0MWp.

Tiềm năng năng lƣợng mặt trời ở nƣớc ta là rất lớn. Việc đầu tƣ, phát triển năng lƣợng mặt trời có thể là một trong những chiến lƣợc phát triển năng lƣợng. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tƣ phụ thuộc rất nhiều vào những nghiên cứu phân vùng tiềm năng năng lƣợng cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn thủy điện nhỏ tới các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lưới điện trung áp bình gia​ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)