CHƢƠNG 1 LƢỚI ĐIỆN TRUNG ÁP VÀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN
1.3 Hiện trạng lƣới điện trung áp và nguồn phân tán tại Việt Nam
1.3.4.4 Năng lượng sinh khối
Trong tài liệu [14] đã nêu ra tiềm năng to lớn của nguồn năng lƣợng sinh khối tại Việt Nam, cụ thể hàng năm, nguồn phụ phẩm, phế thải cung cấp trên 50 triệu tấn sinh khối. Tiềm năng sinh khối gỗ, phụ phẩm nông nghiệp, chất thải sinh hoạt xã hội của Việt Nam tƣơng đƣơng tƣơng ứng với 8,78 triệu Toe dầu mỏ, với 7,3 triệu Toe là từ nguồn rơm rạ. Tuy nhiên, trong đó chủ yếu làm chất đốt cho đun nấu ở các hộ gia đình.
Cũng theo [14] thì tại tất cả gần 50 nhà máy đƣờng trong nƣớc đã đƣợc trang bị thiết bị phát nhiệt điện từ nguồn bã mía đƣợc tận dụng. Các dự án sản xuất điện
từ bã mía thƣờng bao gồm trong các dự án chế biến mía đƣờng lớn, trong đó công suất các lò hơi hiện hữu đa phần chƣa đƣợc sử dụng hết, nhờ đó có thể bổ sung một máy phát – tua bin hơi cho sản xuất thêm điện năng từ nguồn bã mía thừa. Đây là một bƣớc tiến mới trong khai thác và sử dụng nguồn năng lƣợng sinh khối trong nƣớc. Nó góp phần giảm nguy cơ thiếu điện cho quốc gia, đồng thời tiết kiệm nhiều tiền của cho cả doanh nghiệp và Nhà nƣớc.
Trong tài liệu [14] cũng nêu, hiện nay chúng ta có thể sản xuất điện năng và nhiệt năng từ khoảng 1,5 triệu tấn trấu và 2,6 triệu tấn bã mía. Ngoài ra, có thể xem xét thêm các phế thải sau chế biến gỗ tại các nhà máy, xí nghiệp chế biến lâm sản lớn nhằm khai thác phục vụ sản xuất năng lƣợng.
Nhiều dự án điện sinh khối đã đƣợc triển khai với công nghệ chủ yếu là đốt cháy phế thải của các nhà máy đƣờng nhƣ Nhà máy điện An Khê (Gia Lai) công suất 110 MW, Nhà máy điện Phú Yên công suất 30 MW, Nhà máy điện Tuyên Quang công suất 25 MW…