Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam

Một phần của tài liệu bao-cao_2 (Trang 27 - 33)

8. Kết cấu bài nghiên cứu

2.1. Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam

2.1.2. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam

Từ năm 2006 đến 2008, trung bình mỗi năm có hơn 83.000 lao động xuất khẩu sang nước ngoài, chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong cả nước. Đến năm 2009 đã có khoảng 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Vào thời điểm năm 2011, xét về lượng tiếp nhận thì lao động Việt Nam nhiều nhất tại Đài Loan, sau đó là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Ả Rập Xê Út, Lào, Campuchia,...Trong số đó lao động nữ chiếm gần 50%, chủ yếu làm trong ngành phục vụ cá nhân và xã hội và công nghiệp. Một số thị trường khác như Brunei, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đang được mở rộng. Các quốc gia phát triển có thu nhập cao như Úc, Mỹ, Canada, Phần Lan và Ý cũng là mục tiêu xuất khẩu lao động Việt Nam hướng đến.

Không giống với Đài Loan và Malaysia được xem là thị trường truyền thống ít đòi hỏi, Nhật Bản được đánh giá là thị trường có nhiều đòi hỏi cao. Tuy nhiên, theo những chính sách và chương trình hợp tác tạo nhiều thuận lợi, lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật làm việc ngày càng tăng. Với con số 35.000 tu nghiệp sinh theo thống kê năm 2011, Việt Nam đứng thứ 2 trong tổng số 14 nước có tu nghiệp sinh làm việc tại Nhật Bản (sau Trung Quốc). Chất lượng lao động cũng được tín nhiệm. Năm 2011, tổng số lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài theo số liệu từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước là 81.475 người. Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam, con số này là 88.298 người. Riêng số lao động Việt Nam đang có mặt tại bốn thị trường lớn nhất là Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là hơn 200.000 người (40% tổng số lao động Việt Nam tại nước ngoài). Năm 2013 con số người Việt Nam lao động ở ngoại quốc tăng lên hơn 88.000, vượt con số chỉ tiêu của nhà nước. Đài Loan tiếp tục là nơi mướn nhiều người Việt nhất, chiếm hơn 46.000 người. Nhật Bản và Malaysia là hai quốc gia kế bảng hạng hai và hạng ba.

Trong những năm gần đây, lĩnh vực xuất khẩu lao động đang có được những bước tăng trưởng khá ổn định và vững chắc. Năm 2017, xuất khẩu lao động đạt 134.751 lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt 28,3% so với kế hoạch năm. Đây là cũng là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm.

Hình 2.5: Số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong năm theo hợp đồng phân theo trình độ chuyên môn và thị trường

Đơn vị: Người cuu duong than cong . com

Nguồn: BLĐ-TB&XH

Năm 2018 tiếp tục là một năm thành công trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Ước tính tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã đạt trên 140.000 người. Đài Loan và Nhật Bản hiện vẫn là hai thị trường trọng điểm (chiếm hơn 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài). Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, đây là hai thị trường tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam cao. Thị trường Đài Loan được đánh giá vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều nhất lao động Việt Nam sang làm việc. Cùng với Đài Loan, Nhật Bản cũng được đánh giá là một thị trường xuất khẩu lao động nhiều tiềm năng, nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về ngành nghề. Đặc biệt, đây là một trong các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt, được nhiều lao động Việt Nam quan tâm và đăng ký tham gia.

Bên cạnh đó, một số thị trường có nhu cầu tuyển dụng một số nhóm ngành nghề mới mà Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt, có nhu cầu đưa đi như điều dưỡng, hộ lý và lao động trong một số lĩnh vực , lao động có tay nghề, kỹ thuật cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động khi lựa chọn phương án đi làm việc ở nước ngoài. Thời gian qua, một số thị trường châu Âu đang có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài như: Romania, Ba Lan, Na Uy bước đầu có lời mời hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế, điều dưỡng.

Có thể thấy, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt được những kết quả nhất định, số lượng đưa đi tăng dần theo hàng năm, chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài không ngừng được nâng cao, hoạt động của doanh nghiệp dần đi vào nề nếp. Với mức thu nhập tốt, nhiều lao động sau khi đi xuất khẩu lao động về nước đã có cuộc sống tốt hơn. Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài (giai đoạn 2010-2017) của Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho thấy, giai đoạn 2010 - 2017, cả nước có 821.862 người lao động làm việc ở nước ngoài

theo hợp đồng. Số lượng lao động làm việc ở nước ngoài tăng mạnh tại các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản (tăng khoảng 461% so với giai đoạn 2010-2013), Đài Loan - Trung Quốc (tăng khoảng 183%), Trung Đông (tăng khoảng 120%). Trong đó, thị trường Đài Loan thu hút lao động nhiều nhất và duy trì ổn định ở mức cao.

Thị trường truyền thống tiếp tục tăng trưởng ổn định

Hình 2.6: Số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong năm theo hợp đồng phân theo trình độ chuyên môn và thị trường

Nguồn: BLĐ-TB & XH

Trong giai đoạn 2011 - 2019, Đông Bắc Á liên tục duy trì vị trí là thị trường có nhiều lao động Việt Nam nhất, số lượng lao động tăng nhanh từ hơn 60.000 người (2011) lên hơn 120.000 người (2018). Châu Mỹ và châu Đại dương là hai khu vực có số lượng người lao động ít nhất, chỉ khoảng dưới 100 người trong năm 2018. Sang đến năm 2019 lao động ở Đông Bắc Á có sự sụt giảm nhẹ, số lao động đi làm việc trong 9 tháng năm 2019 là 100.869 người, chiếm tỷ trọng 96,69% tổng số đưa đi, tăng 4,17% so với cùng kỳ năm trước. Những năm gần đây, có sự tăng đáng kể lao động phổ thông đi xuất khẩu

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Lao động theo trình độ (ngườ i) Lao động phân theo khu vực (ngư ời) Axis Title

Châu Âu Đông Bắc Á Đông Nam Á Trung đông Châu Phi Châu Mỹ Châu Đại Dương Lao động phổ thông Lao động có nghề cuu duong than cong . com

trong khi lao động có nghề bị suy giảm. Năm 2018, số lượng lao động phổ thông chiếm hơn 100.000 người trong khi lao động có nghề là hơn 20.000 người.

Tại thị trường Đông Bắc Á vào năm 2019, lao động đi làm việc tại Đài Loan là 41.174 người. Quy mô lao động đi làm việc tại nước này chiếm tỷ trọng 40,82% số lao động đưa đi trong khu vực và 39,47% so với tổng số lao động đưa đi trong 9 tháng năm 2019. Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 4.574 người. Với thị trường Nhật Bản, 9 tháng năm 2019 số lao động đưa đi cũng tăng 21,87% so với cùng kỳ. Bình quân mỗi tháng tiếp nhận 5.956 người. Một số thị trường khác trong khu vực là Hàn Quốc, Macao cũng có sự tăng trưởng tốt với mức tăng lần lượt là 14,36%, 73,26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với khu vực Đông Nam Á, 9 tháng đưa được 496 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, giảm 46,66% so với cùng kỳ. Trong đó, lao động sang làm việc tại Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất, chiếm 61,29% số lao động đưa đi trong khu vực nhưng lại giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 33 lao động.

Tại khu vực Trung Đông và châu Phi, số lao động tiếp nhận chỉ chiếm 1,03% tổng số đưa đi, giảm mạnh 51,40% so với số lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngoại trừ Ả Rập Xê Út tiếp nhận 817 người thì các doanh nghiệp cung ứng lao động cho các thị trường có số lượng khiêm tốn như: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chỉ 77 người, Qatar 18 người, Bahrain 57 người, O- man 20 người và Co- oét 89 người.

Các khu vực còn lại hầu hết đều có số lượng tiếp nhận lao động còn khiêm tốn khác là châu Phi chiếm 0,28%, châu Âu chiếm 1,46% tổng số lao động đưa đi. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, mặc dù số lượng tiếp nhận lao động tại thị trường châu Âu chưa lớn, song nhìn chung hiện nay số lao động này đều có việc làm ổn định và mức thu nhập tốt.

Theo VAMAS, 9 tháng năm 2019 chỉ có 4 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên gồm: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Romania. Trong đó, 2 thị trường Đài Loan và Nhật Bản chiếm 91% tổng số lao động đưa đi các thị trường. Theo kết quả giám sát, người lao động ra nước ngoài làm việc thường có thu nhập cao và ổn định hơn so với trong nước cùng ngành nghề, trình độ. Bình quân thu nhập (kể cả làm thêm) của người lao động làm việc ở nước ngoài là 400 - 600 USD/tháng ở thị trường Trung Đông; 700 - 800 USD/tháng ở thị trường Đài Loan; 1.000 - 1.200 USD/tháng ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Hằng năm, lượng tiền người lao động làm việc ở nước ngoài gửi về khoảng 2-2,5 tỉ USD.

Hình 2.7: Tiền lương bình quân tháng theo hợp đồng của lao động Việt Nam tại các quốc gia có nhiều lao động Việt Nam nhất (giai đoạn 2014 - 2018)

Nguồn: BLĐ-TB&XH

Theo biểu đồ được đề cập ở trên có thể thấy lao động làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản có mức lương cao hơn lao động tại các quốc gia khác (từ 15 triệu VNĐ đến 28 triệu VNĐ), gấp đôi đến gấp ba mức lương của lao động làm việc tại Malayxia, Quata và các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Trong giai đoạn 2014 - 2017, mức lương tại Nhật Bản ổn định ở mức 27 triệu VNĐ, tuy nhiên đến năm 2018 giảm xuống còn 16 triệu trong khi lao động tại Hàn Quốc có mức lương trung bình tăng khoảng 3 triệu vào năm 2018.

Theo đánh giá của các chuyên gia, ở những thị trường lao động truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, chủ sử dụng rất thích tuyển chọn lao động Việt Nam bởi sự khéo léo, chăm chỉ và thích nghi nhanh. Trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế và khu vực, lao động Việt Nam, trong đó có lao động trình độ cao ngày càng có nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn lao động của ta vẫn còn yếu về ngoại ngữ, tay nghề chưa phù hợp yêu cầu của thị trường, chưa quen tác phong làm việc công nghiệp. Hiện vẫn còn gần 50% lao động xuất khẩu là lao động phổ thông. Điều này cũng gây không ít lo ngại về chất lượng nguồn lao động xuất khẩu hiện nay.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh cho rằng, nếu không thực hiện tốt việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu, lao động Việt sẽ không đủ khả năng, trình độ đáp ứng yêu cầu của phía đối tác dẫn đến không hoàn thành tốt nhiệm vụ, gây

0 5 10 15 20 25 30 2014 2015 2016 2017 2018 T riệu VNĐ Năm Malayxia Hàn quốc Đài loan Nhật bản

Quata Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất

thiệt hại, vi phạm hợp đồng, ảnh hưởng xấu đến uy tín các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chiến lược xuất khẩu lao động của Việt Nam.

d, Tình hình xuất khẩu lao động trong mùa dịch Covid-19 COVID-19 ảnh hưởng mạnh đến đề án xuất khẩu lao động

Theo báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và Nhật Bản, hiện công tác tuyên truyền, vận động, tuyển lao động cho công tác xuất khẩu lao động năm 2020 đang gặp rất nhiều khó khăn, vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài đã tuyên truyền, vận động người lao động Việt Nam yên tâm ở lại và chấp hành quy định của nước sở tại về phòng, chống dịch Covid-19, không di chuyển, không đến các địa bàn có dịch Covid-19; tăng cường quản lý, nắm tình hình, đảm bảo quyền lợi của người lao động trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, hiện có trên 560.000 lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có trường hợp nhiễm Covid-19. Hiện chưa có lao động nào bị nhiễm Covid-19. Trong đó, tại Hàn Quốc có 48.000 người; Nhật Bản có khoảng 230.000 thực tập sinh/lao động người Việt đang (số này chưa bao gồm khoảng 9.000 người là thực tập sinh đã bỏ trốn, đang cư trú bất hợp pháp); tại Đài Loan (Trung Quốc) có 224.713 lao động Việt Nam; và khoảng hơn 10.000 lao động Việt Nam làm việc trên 13 thị trường châu Âu.

Những lao động Việt Nam đang làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên đều tuân thủ nghiêm các quy định của nước, vùng lãnh thổ sở tại về cách ly, theo dõi y tế, và các quy định về xuất nhập cảnh khác.

Để hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ LĐ-TB-XH cũng đã hướng dẫn các doanh nghiệp XKLĐ thực hiện chính sách hỗ trợ trong trường hợp lao động bị thôi việc, mất việc. Theo đó, đối với trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới. Trường hợp không thể đòi được của bên môi giới thì doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động theo nguyên tắc trên và được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp XKLĐ chỉ được thu tiền dịch vụ theo thời gian (số tháng) thực tế người lao động làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, người lao động còn được hỗ trợ 5 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước trong trường hợp bị thôi việc, mất việc.

Xuất khẩu lao động đình trệ

Thông thường đầu năm là thời điểm thị trường tuyển dụng và xuất cảnh sang thị trường các nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… rất sôi động. Tuy nhiên, năm nay, do dịch bệnh Covid–19 diễn biến phức tạp, các đơn hàng sụt giảm khoảng 30 –

40%. Các nhà máy của các đối tác thời điểm này cũng không muốn có “người lạ” sang dù đã ký kết với các đơn vị xuất khẩu lao động, điều này cũng đang gây khó khăn cho các đơn vị xuất khẩu lao động cũng như học viên đợi xuất cảnh. Không chỉ đào tạo, tuyển dụng lao động bị ảnh hưởng, các đơn hàng chuẩn bị xuất cảnh sang các thị trường châu Á, châu Âu thời gian này đều chậm lại. Thậm chí, có doanh nghiệp, đơn hàng xuất cảnh sang Nhật phải hoãn lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các doanh nghiệp XKLĐ đều phải chờ đợi tình hình dịch bệnh sớm qua, thị trường sớm hồi phục.

Theo dự báo của Bộ LĐ-TB-XH, các nước tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc sẽ ngừng việc nhập cảnh hoặc dừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Vì vậy, Bộ LĐ- TB-XH đã yêu cầu các địa phương và DN xây dựng kế hoạch đào tạo lao động, chuyển đổi lao động đi làm việc tại các thị trường khác hoặc cung ứng cho các DN trong nước...

Một phần của tài liệu bao-cao_2 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)