8. Kết cấu bài nghiên cứu
3.2 Khuyến nghị
3.2.3. Đối với người lao động
Cần tỉnh táo nắm bắt được các thông tin chính xác
Khi có nhu cầu XKLD, hãy liên hệ trực tiếp với cục quản lý lao động nước ngoài và Bộ lao động thương binh và xã hội cũng như cơ quan ban ngành hữu quan địa phương, thông qua ban chỉ đạo xã hội địa phương, các công ty có chức năng XKLĐ, không đi qua môi giới, cò mồi.
Chuẩn bị hành trang tốt khi XKLĐ
Chủ động đầu tư, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có trình độ tay nghề, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu, tìm hiểu pháp luật, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho mình để tham gia xuất khẩu lao động một cách có hiệu quả.
Kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và chủ sử dụng lao động nhằm tránh việc người lao động bỏ trốn do bất mãn.
DN phải thống nhất việc thu phí dịch vụ, phí phái cử của người lao động đối với các DN, Không nên xem việc thu đặt cọc cao là giải pháp chống trốn. Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là lĩnh vực hoạt động nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp... Nghĩa là đối tượng đi XKLĐ trước hết, chủ yếu là những người có thu nhập thấp, thuộc diện cần xóa đói, giảm nghèo, Thế nhưng, việc đưa ra các biện pháp nhằm đối phó với tình trạng bỏ trốn hiện nay của các DN lại vô hình trung trở thành việc tạo cơ hội cho những người có điều kiện hơn đi xuất khẩu lao động, khóa lại cơ hội cho người nghèo, ng thu nhập thấp.
Chấp hành tốt luật pháp, quy định
Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các quy định của Việt Nam và của các nước đến làm việc. Chấp hành tốt kỷ luật lao động và thực hiện tốt hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp. Không bỏ trốn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, góp phần nâng cao uy tín giữa lao động xuất khẩu Việt Nam với thị trường lao động quốc tế.
KẾT LUẬN
Xuất khẩu lao động đã và đang là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng mang tính tất yếu đối với Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu đã mang lại không chỉ những lợi ích kinh tế mà còn cả những lợi ích xã hội cho cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu “sức lao động”. Hiện nay, nhiều nước coi XKLĐ như một ngành kinh tế mũi nhọn, các hoạt động quản lý XKLĐ được tổ chức bài bản, có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước với các chiến lược phát triển XKLĐ dài hạn, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của quốc gia.
Qua 40 năm đưa lao động ra nước ngoài làm việc, XKLĐ Việt nam đã có những bước phát triển rõ rệt. Tuy nhiên XKLĐ nước ta vẫn nhiều hạn chế về đào tạo nguồn nhân lực và khuôn khổ pháp lý, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển bền vững, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0, công nghệ phát triển mạnh và hội nhập quốc tế cũng như khu vực ngày càng sâu rộng. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đóng góp được một số điều sau:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về XKLĐ, phân tích kinh nghiệm XKLĐ của một số nước có XKLĐ phát triển, qua đó rút ra bài học cho Việt Nam.
Hai là, Phân tích và làm rõ thực trạng của hoạt động XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn 1980-2020, qua đó đưa ra một số đánh giá về thành tựu cũng như hạn chế còn tồn đọng của XKLĐ Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Ba là, phân tích triển vọng, định hướng phát triển XKLĐ Việt Nam trong bối cảnh ngày nay qua đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động này trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Hoàng Minh Hà, 2004, Xuất khẩu lao động - Một hướng hội nhập để phát triển của Việt Nam: Những vấn đề và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ hai.
2. Võ Thị Tuyết Mai, 2008, Vai trò của nhà nước đối với XKLĐ - Kinh nghiệm một số nước và vận dụng vào Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị ĐH Kinh Tế - ĐHQGHN.
3. Trần Xuân Thọ, 2009, Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU, Luận văn thạc sĩ kinh tế đối ngoại ĐH Kinh Tế - ĐHQGHN.
4. Đặng Hương Giang, 2010, Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị ĐHQGHN.
5. Trần Thị Ái Đức, 2011, Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông, Luận án tiến sỹ kinh tế ĐH Kinh Tế - ĐHQGHN.
6. Vũ Thị Quỳnh Vân, 2011, Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thế kỷ 21, Luận văn Thạc sỹ thương mại ĐH Ngoại Thương Hà Nội.
7. Bùi Sỹ Tuấn, 2012, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Vũ Thị Nhung, 2013,Triển vọng XKLĐ Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh mới, Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế ĐH Kinh Tế - ĐHQGHN.
9. Nguyễn Thị Kim Chi, 2014, Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia: Những bất cập và hướng giải quyết, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(79) năm 2014.
10. Vũ Thị Thanh Hà, 2016, Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế ĐH Kinh Tế - ĐHQGHN.
11. Phạm Thị Minh Hiền, 2016, Khung trình độ quốc gia - cơ hội và thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội số 425 (16-30/09/2016) 12. Bùi Thị Minh Tiệp, 2015, Nguồn nhân lực của các nước ASEAN và tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội nhập AEC, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 212 tháng 02/2015.
13. PGS.,TS. Nguyễn Kim Anh, 2017, Vai trò của chính sách xuất khẩu lao động trong việc thu hút kiều hối chuyển về Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 15 năm 2017.
14. Bùi Thị Bích Thảo, 2017, Xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC, Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế ĐH Kinh Tế - ĐHQGHN.
Tiếng Anh:
15. World Bank, 2016, Migration and Remittances Factbook 2016.
16. Dang Nguyen Anh, 2008, Labour Migration from Vietnam: Issues of Policy and Practice.
17. Elisabetta Gentile, Economic Research and Regional Cooperation Department, Asian Development Bank, Philippines, 2019, Skilled Labor Mobility and Migration: Challenges and Opportunities for the ASEAN Economic Community