8. Kết cấu bài nghiên cứu
3.2 Khuyến nghị
3.2.2. Đối với doanh nghiệp
Phối hợp giữa các cơ quan hữu trách để hoàn thiện việc đào tạo cho người đi xuất khẩu
Muốn nâng cao năng lực của các doanh nghiệp XKLĐ trước mắt nhà nước cần có những cải cách trong việc cấp phép và quản lý các doanh nghiệp. Nhà nước cần kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ và sát hạch trình độ nhân sự của doanh nghiệp, điều kiện tác nghiệp... rồi mới cấp phép hoạt động. Mặt khác, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp XKLĐ trong việc phát triển thị trường và đầu tư vào đào tạo nhân lực cho thị trường lao động quốc tế.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng thị trường, Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu việc làm và các chương trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nguồn lao động
Để thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo gắn kết chặt chẽ với tạo nguồn nhân lực cho XKLĐ, nâng cao sức cạnh tranh của LĐ Việt Nam trên thị trường thế giới cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu trách:
● Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nâng cao khả năng dự báo nhu cầu lao động trong nước và trên thị trường quốc tế; trên cơ sở đó đầu tư thỏa đáng cho đào tạo lao động nói chung và lao động đi làm việc ở nước ngoài nói riêng
● Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổng cục Dạy nghề trong việc giáo dục và đào tạo người lao động
● Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổng cục dạy nghề và các doanh nghiệp XKLĐ phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu”
● Ban chỉ đạo XKLĐ địa phương tại các huyện nghèo cần hợp tác chặt chẽ, nhiệt tình hơn nữa với các doanh nghiệp XKLĐ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành có hiệu quả công tác tạo nguồn tại địa phương
Giảm thiểu chi phí xuất khẩu lao động và hoàn thiện hệ thống tín dụng cho vay vốn đối với người đi xuất khẩu lao động
Đẩy mạnh mô hình liên kết giữa doanh nghiệp XKLĐ với các cấp chính quyền địa phương để giảm bớt các khâu tuyển chọn trung gian, góp phần giảm chi phí cho người lao động
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho XKLĐ nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp XKLĐ
Triển khai có hiệu quả việc vay vốn đối với người lao động
Nâng cao hiệu lực quản lý lao động làm việc ở nước ngoài
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật LĐ, Luật XKLĐ, Luật xuất nhập cảnh - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN của các
doanh nghiệp
- Phối hợp chặt chẽ và nâng cao trách triệm của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc vay vốn và chuyển tiền về nước - Các doanh nghiệp XKLĐ cần quan tâm đến tâm tư nguyện vọng chính đáng của người lao động và quản lý chặt chẽ họ trong thời gian làm việc ở nước ngoài
- Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài - Cần tìm tìm hiểu kỹ thông tin đối với các đối tác nước ngoài
- Tăng cường thông tin và hợp tác quốc tế với các nước có lao động đang làm việc