8. Kết cấu bài nghiên cứu
2.2. Những đánh giá chung về hoạt động XKLĐ ở Việt Nam
2.2.1. Thành công
Nhìn lại kết quả đạt được trong vài năm gần đây, có thể thấy, lĩnh vực xuất khẩu lao động đang có được những bước tăng trưởng khá ổn định và vững chắc. Năm 2017, xuất khẩu lao động đạt được con số “kỷ lục” với 134.751 lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt 28,3% so với kế hoạch năm. Đây là cũng là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm.
Năm 2018 tiếp tục là một năm thành công trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Ước tính tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã đạt trên 140.000 người. Đài Loan và Nhật Bản hiện vẫn là hai thị trường trọng điểm (chiếm hơn 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài). Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, đây là hai thị trường tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam cao. Thị trường Đài Loan được đánh giá vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều nhất lao động Việt Nam sang làm việc. Cùng với Đài Loan, Nhật Bản cũng được đánh giá là một thị trường xuất khẩu lao động nhiều tiềm năng, nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về ngành nghề. Đặc biệt, đây là một trong các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt, được nhiều lao động Việt Nam quan tâm và đăng ký tham gia. cuu duong than cong . com
Hình 2.8: Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 năm
Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Bên cạnh đó, một số thị trường có nhu cầu tuyển dụng một số nhóm ngành nghề mới mà Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt, có nhu cầu đưa đi như điều dưỡng, hộ lý và lao động trong một số lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động khi lựa chọn phương án đi làm việc ở nước ngoài. Thời gian qua, một số thị trường châu Âu đang có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài như: Rumani, Ba Lan, Na Uy bước đầu có lời mời hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế, điều dưỡng.
Có thể thấy, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt được những kết quả nhất định, số lượng đưa đi tăng dần theo hàng năm, chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài không ngừng được nâng cao, hoạt động của doanh nghiệp dần đi vào nề nếp. Với mức thu nhập tốt, nhiều lao động sau khi đi xuất khẩu lao động về nước đã có cuộc sống tốt hơn. Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài (giai đoạn 2010-2017) của Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho thấy, giai đoạn 2010 - 2017, cả nước có 821.862 người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Số lượng lao động làm việc ở nước ngoài tăng mạnh tại các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản (tăng khoảng 461% so với giai đoạn 2010-2013), Đài Loan - Trung Quốc (tăng khoảng 183%), Trung Đông (tăng khoảng 120%). Trong đó, thị trường Đài Loan thu hút lao động nhiều nhất và duy trì ổn định ở mức cao.
Biểu đồ: Số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2019
Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Theo kết quả giám sát, người lao động ra nước ngoài làm việc thường có thu nhập cao và ổn định hơn so với trong nước cùng ngành nghề, trình độ. Bình quân thu nhập (kể cả làm thêm) của người lao động làm việc ở nước ngoài là 400 - 600 USD/tháng ở thị trường Trung Đông; 700 - 800 USD/tháng ở thị trường Đài Loan; 1.000 - 1.200 USD/tháng ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Hằng năm, lượng tiền người lao động làm việc ở nước ngoài gửi về khoảng 2-2,5 tỉ USD. Hiệu quả của chương trình XKLĐ không chỉ được đo, đếm bằng hàng tỷ USD mà người lao động từ hàng chục thị trường ngoài nước gửi về hàng năm, mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương có đông người đi XKLĐ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê với hệ thống hạ tầng khang trang; cùng với đó là tạo ra một đội ngũ nhân lực chất lượng cao được tôi luyện dài ngày trong môi trường làm việc tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đã và đang từng bước đổi mới phương thức hoạt động, phát triển nhiều hình thức dịch vụ tiến bộ, đầu tư có trọng điểm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Lao động và chuyên gia đang làm việc ở nước ngoài với nhiều ngành nghề đa dạng như xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thủy sản, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt chế biến hải sản; chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin học...
Dịch vụ xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp góp phần làm cho hàng vạn người có việc làm với thu nhập cao; giảm được khoản đầu tư khá lớn cho đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong nước, người lao động được nâng cao tay nghề, tiếp thu được công
nghệ sản xuất mới và phương pháp quản lý tiên tiến, được rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp.
Thị trường xuất khẩu lao động của nước ta từng bước ổn định và mở rộng, số thị trường nhận lao động Việt Nam ngày càng tăng lên. Việc chỉ đạo khai thác, củng cố và mở rộng thị trường đã được định hướng: tập trung khai thác, củng cố các thị trường trọng điểm, từng bước tiếp cận, thí điểm để mở rộng sang các khu vực.
Các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài đều phù hợp với luật pháp nước ta và luật pháp nước sử dụng lao động, phù hợp với mặt bằng thị trường và bảo đảm bảo được quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
2.2.2. Hạn chế
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, người sử dụng lao động ngày càng có điều kiện để đưa ra nhiều đòi hỏi khắt khe hơn. Công nhân không những phải có sức khỏe tốt, có ý thức phục tùng kỷ luật cao, mà còn phải sử dụng được ngôn ngữ của nước tiếp nhận. Để tìm được công việc tại các thị trường có thu nhập cao, người lao động cần phải có trình độ ngoại ngữ tối thiểu để có thể đảm bảo công việc và cũng cần sở hữu trình độ tay nghề đạt tiêu chuẩn. Mặc dù đã được đào tạo, tuy nhiên trình độ của người lao động Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nước ngoài, dẫn đến chất lượng lao động chưa cao. Cụ thể, các ứng viên Việt Nam có điểm trung bình IELTS là 5,78 điểm, thuộc nhóm trung bình thấp, đứng sau Malaysia (6,64 điểm); Philippines (6,53 điểm) và xấp xỉ Indonesia (5,79 điểm). Lao động có trình độ chuyên môn cao vẫn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn. Số lượng kỹ sư và kiến trúc sư đạt tiêu chuẩn ASEAN cũng thấp hơn so với nước bạn như: Indonesia và Myanmar.
Hoạt động xuất khẩu lao động cần đến các khoản chi phí cho việc đào tạo ngoại ngữ, học nghề và rất nhiều các chi phí khác, đây cũng là một vấn đề khó khăn cho những người lao động nghèo muốn tìm kiếm con đường mưu sinh tại nước ngoài. Nhằm giúp đỡ các khó khăn về chi phí cho người lao động, các ngân hàng đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ đối với việc vay vốn để đảm bảo khả năng tài chính. Tuy nhiên nhìn chung, thủ tục vẫn còn bị đánh giá là phức tạp mức cho vay còn thấp và nguồn vốn vay còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc không thể quản lý được thu nhập của người vay vốn khiến các ngân hàng gặp khó khăn khi các khoản nợ đến hạn thu hồi, gây ra các vấn đề về nợ xấu, nợ quá hạn khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong quá trình cung ứng vốn.
Ngoài ra việc một số lao động có ý thức và thái độ chưa tốt, vướng vào các hành vi vi phạm pháp luật hay việc điển hình là tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc vẫn cao dù cả phía Việt Nam và Hàn Quốc đã có nhiều phương án tuyên truyền, kêu gọi lao động về nước đúng hạn hợp đồng. Bên cạnh đó, có những bộ phận lao động rủ nhau
làm các công việc phi pháp như nấu rượu, buôn bán động vật hoang dã, lập bè nhóm gây mất đoàn kết, đánh chửi nhau... Những hiện tượng xấu khác là gây mất trật tự, mất vệ sinh, hút thuốc lá nơi ở, nơi công cộng, trốn vé tàu, xe, lừa lách vé cước điện thoại, Internet... Thực tế, tỷ lệ lưu trú bất hợp pháp cao không chỉ làm xấu hình ảnh người Việt Nam cần cù, chịu khó mà đã làm gián đoạn chương trình hợp tác lao động..
Quan trọng nhất mà nhà nước ta cần phải lưu ý về hệ thống đào tạo lao động còn chưa thực sự hiệu quả. Cụ thể hơn người lao động cần phải hiểu cũng như có kiến thức về văn hóa, chính trị, luật pháp cũng như những đặc trưng cơ bản của nước sở tại mà họ sẽ lao động, vì vậy tạo cho người lao động sự bỡ ngỡ khi làm việc trong một môi trường hoàn toàn mới và xa lạ này. Trước hết là việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn chậm so với yêu cầu; một số quy định của Luật chưa có hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa cụ thể, đầy đủ, như: Chưa quy định cụ thể mức trần ký quỹ của người lao động, mẫu và nội dung của hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với từng thị trường lao động; quy định về chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, người dân tộc thiểu số đi lao động ở nước ngoài chưa thống nhất, đồng bộ về mức vay và lãi suất cho vay. Chưa chủ động trong xây dựng chính sách để tổ chức thực hiện một số quy định của Luật (chính sách về hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; chính sách khuyến khích đưa nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao; chính sách hỗ trợ sau khi người lao động về nước; chính sách đầu tư của Nhà nước đối với cơ sở dạy nghề tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài, hình thành một số trường dạy nghề đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước…).
Bên cạnh đó, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền phổ biến pháp luật còn thấp, mang tính hình thức, chưa thực sự đến với phần đông người lao động và gia đình họ. Việc quản lý, kiểm soát và đánh giá thực sự hoạt động của các doanh nghiệp tham gia hoạt động XKLĐ còn chưa chặt chẽ. Trong 5 hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì mới cơ bản quản lý được hai hình thức dịch vụ và sự nghiệp, còn hình thức trúng thầu, nhận thầu, đầu tư ra nước ngoài; thực tập nâng cao tay nghề và hợp đồng cá nhân, vẫn chưa được quản lý đầy đủ và sâu sắc.
Mặc dù đã có sự quan tâm về hoạt động đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi, song nhìn tổng thể người lao động vẫn còn nhiều hạn chế cả về trình độ tay nghề và ngoại ngữ, khó có khả năng độc lập trong quan hệ lao động và tự bảo vệ mình; một bộ phận yếu về ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động và khả năng thích nghi, hòa nhập với môi trường, văn hóa nơi làm việc; chưa quan tâm đến học nghề, giáo dục định hướng, đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lí của Nhà nước và doanh nghiệp. Tình trạng đơn phương phá bỏ hợp đồng của một bộ phận người lao động tại một số thị trường trọng điểm chậm được khắc phục đang là một thách thức lớn cho việc ổn định và phát triển thị trường.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM 2020 VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Định hướng XKLĐ của Việt Nam 2020
Năm 2020, xuất khẩu lao động tiếp tục hứa hẹn sẽ có thêm nhiều cơ hội cho người lao động nữa khi bên cạnh việc phái cử lao động phổ thông, thì cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ cao của Việt Nam ngày càng rộng mở.
● Nhiều kỳ vọng mới
Kỳ vọng lớn của xuất khẩu lao động còn là hàng loạt các bản ghi nhớ về phái cử lao động giữa Việt Nam và các nước được ký kết trong năm qua tại các thị trường như: Nhật Bản, CHLB Đức, thị trường một số nước Đông Âu… Đặc biệt trong đó là những thị trường có thu nhập cao như CHLB Đức
Với việc những ngày cuối cùng của năm 2019, CHLB Đức đã lên kế hoạch tuyển dụng lao động Việt Nam nhằm đối phó với việc thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động lành nghề. Có tới 80% số bệnh viện ở Đức thiếu lực lượng điều dưỡng viên. Đội ngũ bác sĩ cũng bị thiếu nghiêm trọng ở nhiều bệnh viện, khi có tới 76% trong số gần 2.000 bệnh viện phải tìm kiếm bác sĩ cho các vị trí bị bỏ trống trong bệnh viện.
Cơ hội còn mở ra ở cả các thị trường truyền thống khi theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, thời gian tới, Nhật Bản đang có nhu cầu tuyển dụng hơn 345.000 lao động nước ngoài làm việc trong các ngành nghề: hộ lý chăm sóc người cao tuổi, lưu trú khách sạn...
Đặc biệt, Nhật Bản đang cần rất nhiều hộ lý, điều dưỡng viên để chăm sóc người già, người bệnh tại các bệnh viện, cơ sở dưỡng lão với mức lương cao. Trên 1.100 hộ lý, điều dưỡng viên Việt Nam đã, đang làm việc tại Nhật. Con số này sẽ tăng trong những năm tới khi Nhật Bản đang có những chính sách "cởi mở" hơn để tiếp nhận lao động Việt Nam...
"Lao động Việt Nam nói chung, nhất là các hộ lý, điều dưỡng viên người Việt rất thân thiện, chăm chỉ, tận tình, trách nhiệm nên được lòng các cơ sở tiếp nhận của chúng tôi. Nhật Bản đang trong quá trình già hóa dân số, lao động thiếu hụt nhiều nên lúc nào cũng có nhu cầu lao động ngoài nước. Chúng tôi rất thích lao động Việt Nam bởi họ thông minh, học tiếng Nhật và nắm bắt công việc nhanh...", ông Takahashi Naoto, cán bộ của Chính phủ Nhật Bản phụ trách lao động nước ngoài tại tỉnh Yamanashi, trao đổi về Chương trình phái cử điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản (EPA).
● Mở rộng các thị trường có thu nhập cao
Trong năm 2020, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, mục tiêu đặt ra là đưa được 130 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao và ổn
định. Ngoài việc tập trung vào thị trường truyền thống, trong 2020 sẽ đẩy nhanh tiến độ, tiến tới ký kết thỏa thuận hợp tác lao động với CHLB Đức.
Dự kiến trong năm 2020, Bộ LĐ-TB&XH hội sẽ ký với cơ quan lao động của CHLB Đức thỏa thuận hợp tác CHLB Đức đã lên kế hoạch tuyển dụng lao động Việt Nam nhằm đối phó với việc thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động lành nghề tiếp nhận lao động có kỹ năng của Việt Nam sang làm việc tại nước này trong 12-13 ngành nghề mà Đức đang có nhu cầu.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, một số thị trường lao động mới đã được mở ra tạo thêm cơ hội cho người lao động lựa chọn như Bungari, Hungari, Đức. Trước xu thế đô thị hóa cao, già hóa dân số xảy ra ở tất cả các châu lục, trừ châu Phi, sự