Trồng ngô sinh khối làm thức ăn thô xanh cho chăn nuô

Một phần của tài liệu Cay mau (Trang 28 - 29)

Trong thời gian gần đây chăn nuôi đại gia súc, bao gồm cả lấy thịt và lấy sữa, ở nước ta phát triển tương đối mạnh do vậy nhu cầu thức ăn thô xanh ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng. Tại nhiều tỉnh như Sơn La, Nghệ An, Tây Ninh…, nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng ngô sinh khối đã cho hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng đất cao, trong đó có mô hình CSA tại Thanh Hóa. Ưu điểm của trồng ngô sinh khối là: (i) Thời vụ rất rộng và linh động nên có thể tham gia vào nhiều công thức luân canh cây trồng và phương thức trồng; (ii) Có thể thu hoạch ở nhiều giai đoạn khác nhau tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng; (iii) Thị trường lớn; (iv) Qui trình kỹ thuật tương tự như trồng ngô lấy hạt trừ mật độ trồng; (v) Có thể sử dụng các giống ngô lấy hạt để trồng với mục tiêu làm thức ăn thô xanh. Tuy nhiên trong thời gian gần đây các đơn vị nghiên cứu và công ty đã tạo ra bộ giống thích hợp trồng làm thức ăn thô xanh có năng suất cao, chất lượng phù hợp như NK7328, NK8868, VN172…

Đặc điểm của các giống ngô sinh khối là sinh trưởng nhanh, cây cao, thân mập, bản lá to và dày, lá gốc còn xanh khi thu hoạch.

Qui trình trồng ngô sinh khối tương tự như trồng ngô lấy hạt, tùy theo giống, song nói chung, có thể trồng với mật độ cao hơn (hàng x hàng 50 - 55 cm và cây x cây 25 cm). Thu hoạch ngô non làm chất xanh cho trâu bò ăn trực tiếp ở bất cứ giai đoạn nào sau khi cây đạt 9 - 10 lá thật. Thu hoạch để ủ chua khi cây ở giai đoạn chín sáp (hạt có tinh bột ở dạng sáp cứng, có thể bấm móng tay, không có dịch sữa).

Một phần của tài liệu Cay mau (Trang 28 - 29)