Nói chung, các giống lạc đang trồng hiện nay phần lớn kháng với các loại sâu bệnh hại chính (bệnh héo xanh vi khuẩn, đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt, sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu xám, sâu chích hút (bọ trĩ, rệp, rầy xanh). trừ các giống địa phương và giống LDH01 là các giống nhiễm. Tuy nhiên, do BĐKH có thể xuất hiện các đợt dịch hoặc các loại sâu bệnh nên cần theo dõi thường xuyên. Áp dụng phương pháp trong phòng trừ sâu bệnh tổng hợp - (IPM). Khi sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ cần tuân thủ 4 đúng.
- Phòng trừ bệnh chết cây con: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng chế phẩm
Trichoderma (trộn với phân chuồng/phân hữu cơ vi sinh bón vào đất trước khi gieo) hoặc thuốc hoá học theo khuyến cáo của ngành bảo vệ thực vật sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ cao.
- Phòng trừ bệnh hại lá: Dùng các loại thuốc đặc hiệu của từng loại bệnh trong Danh mục thuốc BVTV được công bố của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Phun lần 1 sau mọc 40 - 45 ngày, lần 2 cách lần một 15 - 20 ngày để ngăn ngừa bệnh hại lá làm rụng lá sớm.
-Phòng trừ các loại sâu hại chính: Các loại sâu hại lạc phổ biến hiện nay gồm: sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu xám, sâu chích hút (bọ trĩ, rệp, rầy xanh). Nên sử dụng cây h ướng dương làm cây dẫn dụ để thu hút các loài sâu khoang, sâu xanh đến đẻ trứng. Định kỳ kiểm tra để tiêu diệt các ổ trứng và sâu non trên lá cây hướng dương.
Ngưỡng phòng trừ sâu hại theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. Các loại thuốc phòng trừ: Nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học (chứa
Bacillus thuringiensis) để phòng trừ sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá. Một số thuốc hoá học có chứa hoạt chất Abamectin hoặc Alpha-cypermethrin...