Yếu tố thực thi pháp luật của các chủ thể

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Trang 74 - 77)

7. Bố cục của Luận án

2.3.4. Yếu tố thực thi pháp luật của các chủ thể

Để việc bảo vệ quyền của NLĐ đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn lao động của Hiệp định CPTPP đòi hỏi cần có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Các chủ thể có trách nhiệm trong việc thực hiện “sứ mệnh” này có thể là Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức đại diện cho NLĐ, NSDLĐ và bản thân NLĐ. Trong đó, có thể thấy chủ thể có vai trò chủ đạo chính là Nhà nước và NSDLĐ.

Đối với Nhà nước, đây là chủ thể trung tâm, nhà nước có chức năng và nghĩa vụ bảo vệ các quan hệ xã hội bằng việc ban hành các quy phạm pháp luật và áp dụng các quy phạm bảo vệ theo những trình tự thủ tục pháp lý nhất định đối với các hành vi vi phạm pháp luật

[67, tr.287], nhằm đảm bảo cho các quan hệ xã hội trong một “trật tự” có chủ ý của Nhà

nước. Do vậy, đối với vấn đề bảo vệ quyền của NLĐ thì Nhà nước sẽ đóng một vai trò quan trọng, mang tính quyết định đến những nội dung của vấn đề này. Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền tham gia phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do, đến việc tổ chức triển khai thực hiện, xây dựng, ban hành pháp luật có những nội dung liên quan đến vấn đề bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế trong các FTA. Ngoài Nhà nước thì cũng cần phải đề cập đến vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ khác tham gia vào nhiệm vụ này.

Ở Việt Nam, ngoài Nhà nước và tổ chức công đoàn, với vị trí là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và NLĐ thì các tổ chức chính trị - xã hội khác Đoàn

thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh cũng đóng vai trò nhất định trong việc bảo vệ quyền của NLĐ.

Đối với NSDLĐ, đây là chủ thể tham gia trực tiếp vào QHLĐ cùng với NLĐ nhưng là chủ thể luôn có vị thế cao hơn NLĐ về mặt pháp lý và kinh tế. NSDLĐ có quyền quyết định các vấn đề phân phối kết quả lao động sau quá trình sản xuất như quyết định mức lương, hình thức trả lương, nâng lương và các phúc lợi khác cho NLĐ. Đồng thời có quyền quyết định các vấn đề phân phối thu nhập của NSDLĐ [59, tr.36]. Qua đó để thấy rằng, mặc dù đều là chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, khi tham gia vào QHLĐ các bên có sự thỏa thuận trên nguyên tắc tự do, tự nguyện nhưng địa vị của NLĐ luôn phụ thuộc vào NSDLĐ như là bản chất cố hữu.

Đối với NLĐ, là đối tượng cần được bảo vệ trong QHLĐ nên để hoạt động bảo vệ quyền của NLĐ đạt được hiệu quả và thực chất bên cạnh trách nhiệm của Nhà nước, ý thức của NSDLĐ cũng cần phải đề cập đến trách nhiệm của chính bản thân NLĐ. Do vậy, NLĐ cũng cần phải có kiến thức pháp luật và hiểu biết để nâng cao năng lực tự bảo vệ, tránh việc ỷ lại, chỉ trông chờ vào quy định của pháp luật hoặc thái độ thiện chí của NSDLĐ.

Kết luận Chƣơng 2

Chương 2 đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản với yêu cầu bảo vệ quyền của NLĐ trong pháp luật Việt Nam theo cam kết của Hiệp định CPTPP. Mục đích của chương này là nhằm tạo cơ sở để giải quyết các nội dung tiếp theo trong việc thực hiện luận án của NCS. Qua việc nghiên cứu nội dung ở chương 2, tác giả luận án rút ra các kết luận sau đây:

1. Bảo vệ quyền của NLĐ là hoạt động đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quá trình NLĐ tham gia QHLĐ. Việc bảo vệ các quyền lao động cơ bản của NLĐ xuất phát từ vị trí của NLĐ trong QHLĐ, từ bản chất chế độ sở hữu, quyền quản lý của NSDLĐ và những tác động, ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường mang lại.

2. Bảo vệ các quyền lao động cơ bản của NLĐ càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nước ta tham gia các FTA thế hệ mới, trong đó có Hiệp định CPTPP. Việc cam kết thực hiện và tiêu thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản trở thành một điều kiện bắt buộc, không thể thiếu trong nội dung cam kết của CPTPP, buộc các quốc gia thành viên phải tuân thủ và thực thi các tiêu chuẩn lao động đã cam kết.

3. Pháp luật lao động trên thế giới luôn ghi nhận và điều chỉnh đến vấn đề bảo vệ quyền lao động cơ bản của NLĐ. Mặc dù có những khác biệt về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, truyền thống song các quốc gia trên thế giới đều công nhận các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản là những quyền cơ bản, tối thiểu của NLĐ khi tham gia QHLĐ. Chính vì vậy, các nội dung về các quyền lao động cơ bản đã được ghi nhận trong hầu hết các quốc gia trên thế giới với những mức độ khác nhau. Điều đó cho thấy những tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản thông các công ước cốt lõi được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi toàn cầu.

tế cơ bản được đề cập trong Hiệp định CPTPP buộc các quốc gia phải thông qua và duy trì những quyền lao động cơ bản của NLĐ. Đó là quyền tự do liên kết và công nhận một cách thực chất quyền TLTT; chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc; loại bỏ một cách hiệu quả LĐTE, cấm các hình thức LĐTE tồi tệ nhất; chấm dứt phân biệt, đối xử về việc làm và nghề nghiệp trong lao động.

5. Vấn đề thực thi pháp luật về bảo vệ các quyền lao động cơ bản của NLĐ đáp ứng các tiêu chuẩn lao động được đề cập trong Hiệp định CPTPP chịu sự chi phối, tác động bởi các yếu tố như chính trị, kinh tế - xã hội, pháp luật và yếu tố thực thi pháp luật của các chủ thể khác nhau.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)