ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu BantinCCHCso36_PH (Trang 28 - 30)

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Xác định công tác cải cách hành chínhlà một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, thời gian qua cấp ủy, chính quyền huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chínhvề tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, sử dụng dịch vụ hành chính công theo hình thức trực tuyến ở mức độ 3, 4, đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Là huyện miền núi với 83,2% là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn trong tiếp cận với internet và thiếu kỹ năng thao tác trên các thiết bị hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính. Do vậy, cùng với tuyên truyền hướng dẫn trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tuyên truyền lưu động, cấp phát tài liệu hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến, huyện Bá Thước đã lựa chọn một số thủ tục dễ thực hiện, phát sinh nhiều hồ sơ để trực tiếp hướng dẫn người dân tạo tài khoản và đăng ký nộp hồ sơ qua hình thức trực tuyến.

Hiện nay, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, thị trấn duy trì, tổ chức hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, bảo đảm đưa 100% các thủ tục hành chính liên quan đến công việc của cá nhân, tổ chức vào giải quyết theo cơ chế “một cửa” theo đúng quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, tạo được sự yên tâm, tin tưởng cho người dân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính.

Phó Chánh Văn phòng phụ trách Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chínhcủa Ủy ban nhân dân huyện Bá Thước Lê Thị Dung, cho biết: Từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, bộ phận “Một cửa” đều bố trí cán bộ trực, hỗ trợ công dân đến làm thủ tục. Các thành viên có nhiệm vụ tiếp đón, hướng dẫn, hỗ trợ người dân tra cứu, scan tài liệu và nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến.

Trước đây để triển khai văn bản chỉ đạo cấp trên và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, cán bộ văn thư mất nhiều thời gian in ấn, photo tài liệu để chuyển đến đầu mối các bộ phận. Từ khi triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành gắn với ký số đến nay, những công đoạn đó đã được giảm tải rõ rệt. Có thể nói, bằng các giải pháp quyết liệt và cách làm mới, đến hết tháng 8-2021, bộ phận “một cửa” Ủy ban nhân dân huyện Bá Thước đã tiếp nhận 790 hồ sơ trực tuyến, chiếm 25,8% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận, trong đó số hồ sơ phải tiếp nhận và giải quyết ở mức độ 3 theo đúng quy trình công bố thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dântỉnh là 697/788 hồ sơ, đạt tỷ lệ 88,5%; số hồ sơ phải tiếp nhận và giải quyết ở mức độ 4 theo đúng quy trình công bố thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh là 93/116 hồ sơ, đạt tỷ lệ 80,1%.

Điểm mới trong cách làm của huyện Bá Thước đó là Ủy ban nhân dânhuyện đã thành lập tổ công tác gồm 4 thành viên do Phó Chánh Văn phòng làm trưởng bộ phận trực tiếp xuống các xã hướng dẫn cho cán bộ tại bộ phận “một cửa” tiếp nhận, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chínhcủa người dân, doanh nghiệp trên hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến và một cửa điện tử của tỉnh. Ủy ban nhân dânhuyện chỉ đạo các xã kiện toàn bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cấp xã, trong đó yêu cầu đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng bộ phận. Việc kiện toàn này giúp nâng cao vai trò, trách nhiệm, kịp thời khắc phục, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân trên môi trường mạng.

Xác định để khai thác hiệu quả các hệ thống dùng chung của tỉnh, công tác đào tạo, tập huấn giữ vai trò hết sức quan trọng; từ đầu năm 2020 đến nay, Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Ủy ban nhân dântỉnh tổ chức 5 hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính trên hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến, sử dụng chữ ký số, chứng thư số trên thiết bị di động (ký SIM), hệ thống quản lý văn bản và điều hành, dịch vụ công trực tuyếncho lãnh đạo, cán bộ cấp xã - lực lượng nòng cốt làm công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ sở. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; triển khai cấp bổ sung máy tính, trang thiết bị cần thiết phục vụ xây dựng chính quyền điện tử cho 100% các xã trên địa bàn để đảm bảo vận hành, kết nối các phần mềm dùng chung của tỉnh. Việc đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước từ huyện đến cơ sở; nâng cao chất lượng, giảm thời gian, chi phí giải quyết thủ tục hành chínhcho người dân, doanh nghiệp.

Từ những kết quả đạt được, huyện Bá Thước phấn đấu hết năm 2023, 100% Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn hoàn thành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015;... Tạo bước đột phá trong công cuộc cải cách hành chính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng Bá Thước ngày càng phát triển và bền vững, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu BantinCCHCso36_PH (Trang 28 - 30)