LỢI ÍCH KHI ĐẠT THỎA THUẬN THỪA NHẬN LẪN NHAU

Một phần của tài liệu tap-chi-so-24-08-102119 (Trang 39 - 40)

Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangements) viết tắt là MRA. Những tổ chức ký thỏa ước này cam kết ủng hộ sự thừa nhận và chấp nhận giấy chứng nhận, cũng như báo cáo (kết quả) phát ra từ các tổ chức cơng nhận đã ký MRA.

Thơng qua các phương tiện truyền thơng của MRA, năng lực của các tổ chức được cơng nhận trong đĩ được đảm bảo như nhau và yêu cầu về đánh giá nhiều lần được hạn chế hoặc loại bỏ. Điều này cĩ nghĩa, nhà cung cấp chỉ cần một chứng chỉ hoặc một báo cáo để thỏa mãn thị trường cũng như các chính phủ mà tổ chức ký thỏa ước MRA làm đại diện.

MRA trong lĩnh vực thử nghiệm, hiệu chuẩn

Về lĩnh vực thử nghiệm, hiệu chuẩn, ở tầm quốc tế hiện cĩ thỏa ước thừa nhận lẫn nhau của ILAC- MRA. Trong đĩ, ILAC (International Laboratory Accreditation Cooperation) là Hiệp hội cơng nhận phịng thí nghiệm quốc tế hoạt động dựa trên chuẩn mực ISO/IEC 17011 và thực hiện cơng nhận phịng thử nghiệm, hiệu chuẩn theo ISO/IEC 17025, phịng xét nghiệm y tế theo ISO 15189, các tổ chức giám định theo ISO/IEC 17020. Thơng qua việc ký kết thỏa ước, giữa các phịng thí nghiệm trên thế giới sẽ nhận biết được dấu hiệu của sự thừa nhận lẫn nhau "ILAC-MRA" in trên phiếu kết quả.

Ở tầm khu vực, hiện cĩ thỏa ước thừa nhận lẫn nhau của APAC – MRA (Asia Pacific Accreditation Cooperation). Một trong những vai trị chính của APAC là mở rộng thỏa thuận cơng nhận lẫn nhau và hài hịa hĩa các hoạt động cơng nhận trong khu vực.

Tính đến nay, 47 trong số 67 thành viên của APAC (những tổ chức ký MRA và là thành viên đầy đủ của APAC) đã thực hiện đánh giá cơng nhận hơn 50.420 phịng thí nghiệm, cơ quan kiểm tra, nhà sản xuất mẫu chuẩn và nhà cung cấp thử nghiệm thành thạo, hơn 3.200 cơ quan chứng nhận, giám định và kiểm định khí nhà kính (GHG).

Các kết quả đánh giá sự phù hợp được cơng

nhận bởi các cơ quan đánh giá sự phù hợp này được chấp nhận trên tồn khu vực châu Á - Thái Bình Dương và quốc tế. Lý do vì APAC - MRA chính là sự kết hợp của APLAC - MRA đã được ký vào năm 1997 và Thỏa thuận cơng nhận đa phương PAC được ký vào năm 1998. Các bên ký kết của APAC - MRA là thành viên đầy đủ của APAC.

Mặt khác, APAC là tổ chức hợp tác khu vực được cơng nhận bởi Diễn đàn cơng nhận quốc tế (International Accreditation Forum, viết tắt là IAF) và tổ chức Hợp tác cơng nhận phịng thí nghiệm quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation - ILAC), nên các bên ký kết APAC - MRA cũng được cơng nhận theo Thỏa thuận đa phương IAF - MLA và ILAC - MRA. Điều này gĩp phần mở rộng sự cơng nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp được cơng nhận ngồi châu Á - Thái Bình Dương để bao gồm hầu hết các nơi trên thế giới.

APAC - MRA tạo thành một mạng lưới các cơ quan đánh giá sự phù hợp khu vực (ví dụ như phịng thí nghiệm, cơ quan kiểm tra, tổ chức chứng nhận,…) được cơng nhận bởi các cơ quan cơng nhận đã được đánh giá ngang hàng. Đồng thời, được cơng nhận bởi các tổ chức đồng nghiệp của họ ở các nền kinh tế khác nhau.

Mạng lưới này tạo điều kiện cho việc chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp trên tồn khu vực, gĩp phần tạo thuận lợi cho thương mại và mục tiêu thương mại tự do của các hoạt động thử nghiệm/ kiểm tra/ chứng nhận với giá trị to lớn: "Một chuẩn mực - Một lần đánh giá - Cĩ giá trị khắp mọi nơi".

APAC - MRA dựa trên kết quả đánh giá chuyên sâu của từng cơ quan cơng nhận được thực hiện theo quy trình chi tiết trong các tài liệu kỹ thuật cĩ liên quan của APAC.

Đạt thỏa ước APAC - MRA đồng nghĩa với việc, tổ chức đĩ đã chứng minh rằng, hệ thống quản lý được thiết lập, duy trì phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đối với các tổ chức cơng nhận (ISO/IEC 17011). Đồng thời, khách hàng cĩ thể được tổ chức đĩ cơng nhận phù hợp với một hoặc nhiều tiêu chuẩn của cơ quan đánh giá sự phù hợp:

ISO / IEC 17020 (cơ quan kiểm tra)

ISO / IEC 17021-1 (tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý)

ISO / IEC 17024 (tổ chức chứng nhận hoạt động của người)

ISO / IEC 17025 (phịng thí nghiệm/ hiệu chuẩn) ISO / IEC 17043 (nhà cung cấp thử nghiệm thành thạo)

ISO / IEC 17065 ( tổ chức chứng nhận sản phẩm) ISO / IEC 27006 (tổ chức chứng nhận quản lý bảo mật thơng tin)

ISO 14065 (tổ chức thẩm định và kiểm định GHG) ISO 15189 (phịng xét nghiệm y tế)

ISO 17034 (nhà sản xuất mẫu chuẩn)

ISO 50003 (tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng)

ISO/TS 22003 (chứng nhận hệ thống quản lý an tồn thực phẩm).

Việc đánh giá lại từng tổ chức ký APAC - MRA được thực hiện tối đa 4 năm một lần bởi các chuyên gia đánh giá của APAC.

Tổ chức đã ký APAC – MRA tại Việt Nam

Cùng với BoA (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ KHCN), Văn phịng Cơng nhận đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng (Accreditation Office for Standards Conformity Assessment Capacity (AOSC) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa chính thức là thành viên thứ 2 của Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện ký APAC - MRA đối với chương trình đánh giá cơng nhận năng lực cho phịng thử nghiệm, phịng hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 từ

ngày 7/9/2019.

Đạt thỏa ước thừa nhận lẫn nhau của APAC là tiền đề quan trọng để AOSC tiến hành các thủ tục thừa nhận tiếp theo với các hiệp hội và diễn đàn cơng nhận trong khu vực cũng như trên thế giới.

Với thỏa ước vừa ký kết, AOSC đã là thành viên chính thức APAC, thành viên chính thức của Tổ chức Hợp tác Cơng nhận Phịng thí nghiệm Quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation - ILAC). Các dịch vụ của AOSC cung cấp gĩp phần mang lại cho khách hàng những thuận lợi vượt trội, giúp khách hàng khẳng định chất lượng và tăng cường năng lực hoạt động, cĩ lợi thế hơn trong việc tham gia đấu thầu các dự án quốc tế.

AOSC hiện đang cung cấp các dịch vụ: Cơng nhận năng lực phịng thử nghiệm theo ISO 17025:2017 - Mã hiệu cơng nhận: VLAT, cơng nhận năng lực phịng hiệu chuẩn theo ISO 17025:2017 - Mã hiệu cơng nhận: VLAC, cơng nhận năng lực phịng xét nghiệm y tế theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 - mã hiệu cơng nhận: VLAM.

Một phần của tài liệu tap-chi-so-24-08-102119 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)