Nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử UEL (Trang 27 - 29)

Đối với phòng kinh doanh – marketing:

• Mở rộng thị trường

• Triển khai công việc hiệu quả

• Xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

• Phối hợp trơn tru với các phòng ban khác

• Lập kế hoạch kinh doanh – marketing khả thi

• Giám sát và phân tích diễn biến công việc

• Xử lý khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.

Đối với phòng nhân sự:

• Thực hiện toàn bộ các công việc liên quan đến nhân sự theo sự phân công của Ban giám đốc

• Lên kế hoạch và cách thực hiện về việc an toàn lao động, trật tự an ninh

• Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo các thông tin trong lĩnh vực nhân sự

• Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác hành chính của công ty.

• Hỗ trợ các phòng ban về công tác nhân sự, hành chính

• Cung cấp, đào tạo phát triển nhân viên.

Đối với phòng kĩ thuật:

• Xử lý các sự cố của website

• Duy trì bảo mật – an ninh cho website

• Tìm hiểu và triển khai các giải pháp công nghệ

Đối với phòng tổ chức kế hoạch – tài chính – kế toán:

• Lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm, quản lý, theo dõi thực hiện kế hoạch dự án, đảm bảo các chỉ tiêu phù hợp với thị trường.

• Đánh giá, phân tích tình hình thị trường về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty, dự báo về kế hoạch sắp tới.

• Tham mưu, cố vấn cho ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến kế hoạch, lựa chọn khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

• Theo dõi kế hoạch xuất nhập hàng hóa của công ty.

• Phối hợp với các phòng ban thực hiện tốt kế hoạch, mục tiêu đề ra.

• Phân bổ công việc cho cấp dưới, kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, nhân viên đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

• Chuẩn bị các báo cáo về hoạt động, khuyến nghị cải tiến, sửa đổi. Báo cáo cho ban giám đốc về tiến độ sản xuất, kế hoạch thực hiện sản xuất của doanh nghiệp.

• Tham gia chuẩn bị và quản lý ngân sách, theo dõi và kiểm soát chi tiêu.

• Thực hiện các công việc khác của cấp trên giao cho.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử UEL (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)