Khái quát về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 38 - 40)

c. Đơn vị đăng ký thửa đất

4.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 25 Km về phía Đông Bắc, trên vĩ tuyến từ 190 56' 23'' đến 200 04'10'' độ Bắc và kinh tuyến từ 1050 54' 45'' đến 1060 04'30'' độ Đông: Phía Bắc giáp với huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn; Phía Nam giáp huyện Hoằng Hoá; Phía Đông giáp với biển Đông; Phía Tây giáp sông Mã (ranh giới với huyện Thiệu Hoá và huyện Hoằng Hoá).

Hình 4.1: Sơ đồ hành chính huyện Hậu Lộc

Nguồn: UBND huyện Hậu Lộc, (2019) Hậu Lộc được bao bọc bởi các sông: Phía Bắc là Sông Lèn, Phía Nam là sông Cầu Sài và sông Lạch Trường, Phía Đông giáp Biển Đông thuận lợi cho giao thông đường thuỷ và phát triển kinh tế tổng hợp. Đường bộ có Quốc lộ 1A đi qua các xã Đồng Lộc, Đại Lộc và Triệu Lộc theo hướng Bắc Nam. Đây là tuyến giao thông quan trọng tạo thế mạnh để khu vực Phía Tây huyện Hậu Lộc trở thành khu đô thị công nghiệp. Quốc lộ 10 chạy xuyên suốt toàn huyện, đây cũng là tuyến

giao thông quan trọng tạo điều kiện để huyện phát triển kinh tế của huyện (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình Hậu Lộc nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam tạo thành hình lòng chảo, có thể chia địa hình Hậu Lộc thành 3 vùng.

Vùng đồi: Nằm phía Tây Bắc của huyện gồm các xã Châu Lộc, Triệu Lộc, Đại Lộc với diện tích 2.165,0ha chiếm 15,2% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là vùng đồi thoải, bên dưới là đất ruộng lúa nước bằng phẳng. Thuận lợi cho việc trồng lúa, chăn nuôi gia súc - cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

Vùng đồng gồm các xã: Đồng Lộc, Thành Lộc, Cầu Lộc, Tiến Lộc, Phong Lộc, Tuy Lộc, Lộc Tân, Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Văn Lộc, Thuần Lộc, Thịnh Lộc, Xuân Lộc, Thị trấn với diện tích 6.578,09ha chiếm 46,49% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là vùng chuyên canh lúa của huyện. Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai chủ yếu là phù sa có glây trung bình, thích hợp với cây lúa, cây vụ đông trên đất 2 lúa (cây ngô) và chăn nuôi.

Vùng ven biển gồm các xã: Liên Lộc, Quang Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc, Hòa Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc, Ngư Lộc... có diện tích 5.406,59 ha chiếm 38,29% diện tích tự nhiên toàn huyện đây là vùng đất được hình thành do quá trình bồi đắp của sông và biển từ xa xưa. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, thành phần có giới chủ yếu là cát pha, dễ thoát nước, thích hợp cho việc trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu,... đây cũng là vùng có các cửa sông, cửa biển nên sẽ tập trung phát triển thủy hải sản của huyện (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Phát triển kinh tế xã hội

- Tổng giá trị sản xuất năm 2019 (theo giá cố định năm 2010) đạt 9.737 tỷ đồng, đạt 76,95% kế hoạch, tăng 9,27% so với cùng kỳ.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 4.496 tỷ đồng, đạt 76,53% kế hoạch, tăng 9,07% so với cùng kỳ.

+ Giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại đạt 4.501 tỷ đồng, đạt 77,34% kế hoạch, tăng 11% so với cùng kỳ.

hoạch, tăng 0,82% so với cùng kỳ.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 455 tỷ 798 triệu đồng, đạt 111,2% dự toán Tỉnh giao, đạt 101,3% dự toán huyện giao, bằng 107,9% so với cùng kỳ.

- Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 11,17%, giảm 1,65% so với cùng kỳ.

- Giải quyết việc làm mới cho 3.072 lao động, đạt 76,8% kế hoạch Tỉnh giao. - Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom trong ngày: 99%.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh: 100%.

- An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

4.1.2.2. Dân số và nguồn lao động

Dân số: Dân số của huyện năm 2019 là 195.893 người; mật độ dân số bình quân đạt 1.365 người/km2; dân số đô thị chiếm 2,0%; tỷ lệ về giới nữ giới chiếm 51,62%. Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2017-2019 là 1,04%/năm.

Lao động: Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở huyện trong thời gian qua cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, từ năm 2017-2019 tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp trong tổng lao động xã hội đã giảm được 4,96%, lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng tăng 0,71% và lao động dịch vụ tăng 4,25%. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn ít nên năng suất lao động chung của huyện còn thấp (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w