TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 41 - 51)

c. Đơn vị đăng ký thửa đất

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC

HUYỆN HẬU LỘC

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên và môi trường có bước chuyển biến tích cực; từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn

huyện, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành.

4.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Hậu Lộc đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, kịp thời đã cụ thể hóa các văn bản của bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý Nhà nước về đất đai; cũng như ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong huyện thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn, góp phần quan trọng đưa công tác quản lý sử dụng đất đai của tỉnh đi vào nề nếp.

- Nghị định số 88/2009/NĐ Chính phủ đến các xã, thị trấn; tổ chức kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện kiểm kê theo kế hoạch.

- Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh vực đất đai.

- Quyết định số 1041/QĐ-UBND ngày 25/3/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070.

Năm 2019, UBND huyện đã triển khai, tuyên tuyền các chủ trương, biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai tài nguyên và môi trường đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; triển khai thực hiện các chính sách về đất đai, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực đất đai, môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về đất đai, môi trường. UBND huyện ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên và điều kiện thực tế của huyện Hậu Lộc, đã ban hành 156 văn bản quy phạm pháp luật các loại để quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương gồm:

+ 60 Quyết định thu hồi đất để thực hiện kế hoạch đất ở, Quyết định phê duyệt phê Phương án đấu giá QSD đất, Quyết định phê duyệt giá sàn đấu giá vào mục đích đất ở, Quyết định giao đất ở xen cư không thông qua hình thức đấu giá cho các đơn vị xã, thị trấn để thực hiện các dự án trên địa bàn huyện.

+ 53 Quyết định thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các dự án trên địa bàn huyện.

+ Ban hành 06 Kế hoạch để triển khai thực hiện công tác môi trường như: Kế hoạch tổng vệ sinh môi trường sau tết nguyên đán, Kế hoạch thực hiện ngày Môi trường thế giới, Kế hoạch thực hiện tuần lễ Quốc gia về nước sạch và BVMT.

+ 38 Báo cáo, Tờ trình và Công văn chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, Môi trường.

Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của huyện, góp phần quan trọng đưa ra các loại luật như luật Đất đai đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý sử dụng đất. Đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính của huyện được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT của Chính phủ. Ranh giới giữa huyện Hậu Lộc và các huyện, tỉnh giáp ranh được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ. Sau khi điều chỉnh địa giới, việc cắm và bàn giao mốc giới, lập bản đồ địa giới được tiến hành kịp thời, tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý địa giới hành chính cũng như công tác quản lý đất đai (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Bản đồ địa chính xã được tiến hành đo đạc năm 1992-1994 với tổng số tờ trên toàn huyện là 1.216 bao gồm 509 tờ thổ canh tỷ lệ 1/1000 và 707 tờ thổ cư tỷ lệ 1/500. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện qua các kỳ kiểm kê đất đai 1995, 2000, 2005. Về cơ bản hệ thống bản đồ đã đáp ứng tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; bản đồ địa chính luôn được chỉnh lý, cập nhật thường xuyên phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, tuy nhiên hệ thống bản đồ đã được đo vẽ từ khá lâu, do vậy trên một số tờ đã biến động khá nhiều cần được đo

vẽ mới hoặc đo vẽ bổ sung trong thời gian tới để đáp ứng tốt hơn công tác quản lý đất đai.

Về đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính cơ bản hoàn thành ngay sau khi đo đạc địa chính xong. Tổng số giấy CNQSD đất trên địa bàn huyện đạt 97%. Thực hiện công văn số 3931/UBND-NN ngày 31/3/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chủ trương thực hiện xây dựng lưới địa chính; đo đạc, chỉnh lý bản đồ, đăng ký, lập hồ sơ địa chính; xây dựng cơ sở dự liệu và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn 3 xã huyện Hậu Lộc, UBND huyện Hậu Lộc đã hợp đồng với Đoàn Đo đạc bản đồ và quy hoạch - Sở Tài nguyên và môi trường tiến hành triển khai xây dựng lưới địa chính, đo đạc, chỉnh lý bản đồ, đăng ký, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Triệu Lộc, Thuần Lộc và thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, hiện tại đã thành lập lưới khống chế đo vẽ, bình sai đạt yêu cầu tại xã Thuần Lộc và Thị trấn Hậu Lộc (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

4.2.1.4. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện quy định của pháp luật đất đai về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, xác định rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng nên trong những năm qua công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện được quan tâm, triển khai khá đồng bộ.

Trong năm 2019, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng của huyện phối hợp với đơn vị tư vấn, UBND các xã, thị trấn thực hiện: Công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất năm 2019 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1616/QĐ - UBND ngày 09/5/2019 trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết đúng nơi quy định; Phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện việc lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021- 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Hậu Lộc; Phối hợp với Phòng Kinh tế Hạ Tầng lập đồ án quy hoạch vùng huyện Hậu Lộc trình phê duyệt. Bổ Sung các danh mục dự án nhà nước thu hồi đất đối với dự án: Đường giao thông giao từ ngã ba Phú Lộc (Trường THPT Hậu Lộc 1) đến đường tỉnh lộ 526B (Cây xăng Sửu Toàn), huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa; Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội Vinh, tuyến đường sắt Hà nội - TP. Hồ Chí Minh; Kiên cố hóa kênh tưới tiêu chống hạn phục vụ sản xuất xã Hưng Lộc và xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa; Khôi

phục tôn tạo chùa Đồi Mai; Khu dân cư Lộc Tân, thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc (Giai đoạn 1); Khu dân cư nông thôn xã Phú Lộc.

Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện cũng được thực hiện đầy đủ và đúng quy định của pháp luật. Đây thực sự là hành lang pháp lý, là cơ sở để quản lý và sử dụng đất đai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

* Giao đất cho các tổ chức

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, năm 2019, đã phối hợp với các ban ngành, chấp thuận địa điểm, thực hiện thủ tục thu hồi GPMB thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho 04 dự án với diện tích hơn 4.05 ha: Cụ thể: Dự án xưởng gia công, lắp ráp hoàn thiện đồ gỗ tại xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc; Khai thác mỏ đất sét làm gạch tuynel tại thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc; Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại xã Phong Lộc, huyện Hậu Lộc; Cơ sở sản xuất, gia công may, phụ kiện ngành may tại xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc.

Đã thực hiện việc chuyển kế hoạch sử dụng đất vào mục đích đất ở để thực hiện việc giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích đất sản xuất kinh doanh như sau: Tham mưu cho UBND huyện thông báo thu hồi đất thực hiện các dự án khu dân cư nông thôn năm 2019 tại 16/27 đơn vị; thẩm định duyệt mặt bằng quy hoạch cho 16/27 đơn vị với diện tích 4,29 ha; Đã thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất cho 13/27 đơn vị (08 đơn vị năm 2019, 05 đơn vị năm 2019): tổng giá trị khởi điểm 94,083 tỷ; tổng số tiền cấp quyền trúng đấu giá 120,151 tỷ; tăng so với giá khởi điểm 26,067 tỷ. 02 đơn vị đang tiến hành thông báo đấu giá quyền sử dụng đất trong tháng 12/2019 gồm: Hưng Lộc, thị trấn Hậu Lộc.

* Thu hồi đất

Trong giai đoạn trước, UBND huyện đã tiến hành thu hồi một số dự án do không thực hiện đúng quy hoạch và tiến độ đề ra. Một số quyết định thu hồi khác khắc phục tình trạng sử dụng đất sai mục đích và sai thẩm quyền đảm bảo công tác quản lý đất đai trên địa bàn theo pháp luật. Về cơ bản, việc thu hồi đất được

UBND huyện triển khai tốt, triệt để, đúng đối tượng, đúng luật, góp phần ngăn chặn tình trạng sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả. Đã ra quyết định thu hồi đất, thực hiện việc đấu giá và giao đất cho 16/27 đơn vị xã, thị trấn với diện tích 6,169 ha trong đó lấy vào đất trồng lúa 4,78 ha (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

4.2.1.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Công tác giao đất, cấp GCN QSDĐ đất nông nghiệp được thực hiện theo Nghị định 64/CP. Đến nay, trên địa bàn huyện cơ bản đã giao xong đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.

- Công tác cấp GCN QSDĐ đối với đất ở nông thôn và đất ở đô thị: Tính đến thời điểm cuối năm 2019 trên địa bàn huyện Hậu Lộc đã có 40.720 hồ sơ kê khai cấp GCN QSDĐ, trong đó, số hồ sơ hợp lệ và đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận là 35.777 hồ sơ, số hồ sơ không hợp lệ là 3.950. Tổng số giấy chứng nhận đã cấp tính đến 31/12/2019 là 40.849 giấy. Số giấy chứng nhận chưa cấp là 4.943 hồ sơ (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

4.2.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai

Kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần thường xuyên được huyện duy trì, cụ thể, huyện Hậu Lộc đã tiến hành làm tổng kiểm kê đất đai năm 2000 và 2005, 2010, 2015, 2019 với kết quả được đánh giá với chất lượng tốt. Thống kê đất đai hàng năm được duy trì, hàng năm công tác thống kê đất đai được tiến hành cả cấp huyện và xã.

UBND huyện Hậu Lộc đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa tiến hành kiểm kê diện tích đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện theo Chỉ thị 31 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ địa chính xã về công tác thống kê, kiểm kê, lập hệ thống biểu mẫu đúng theo quy định của Luật (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

4.2.1.8. Quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai luôn được UBND huyện quan tâm và theo dõi sát, vì đây vừa là yêu cầu khách quan và cũng vừa là công cụ quản lý quan trọng trong điều hành Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

Về tài chính đất đai: Năm 2019 tổng số tiền cấp quyền phải thu là 330,901 tỷ đồng. Trong đó tổng số tiền cấp quyên phê duyệt đã nộp tính đến tháng 12

năm 2019 là 286,214 tỷ đồng (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

4.2.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Hệ thống thông tin đất đai có vai trò hết sức quan trọng đối với các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chiến lược, chính sách phát triển có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai cũng như đối với người sử dụng đất. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của hệ thống thông tin đất đai đối với việc phát triển KTXH, an ninh, quốc phòng của huyện, trong những năm qua huyện Hậu Lộc đã có sự quan tâm sâu sắc đối với nhiệm vụ thuộc lĩnh vực này. Việc ứng dụng các phần mềm tin học đã hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý đất đai trong huyện, rút ngắn được rất nhiều thời gian xử lý công việc cũng như số lượng cán bộ làm việc đồng thời lại giúp cho việc quản lý đất đai hiệu quả, chặt chẽ hơn (UBND huyện Hậu Lộc, 2019).

4.2.1.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Thi hành Luật đất đai và Luật ngân sách, huyện Hậu Lộc đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất, đưa nguồn thu tài chính từ đất đai ngày càng ổn định, góp phần tích cực trong việc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách của huyện hàng năm.

Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, UBND huyện đã tổ chức đấu giá đất, đầu thầu dự án có sử dụng đất công khai; vì vậy không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn góp phần thúc đẩy việc phát triển và làm lành mạnh thị trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản.

Các nguồn thu bao gồm: Thu tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất; Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước; Thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp; Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; Thu lệ phí trước bạ (nhà đất); Tiền

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w