Rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu Ban cong bo thong tin - tieng Viet.PDF (Trang 83 - 84)

III. CÁC RỦI RO DỰ KIẾN

2. Rủi ro tài chính

Hoạt động của Công ty phát sinh các rủi ro tài chính sau: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trƣờng. Công ty chịu trách nhiệm trong việc thiết lập các chính sách và các kiểm soát nhằm giảm thiểu các rủi ro tài chính cũng nhƣ giám sát việc thực hiện các chính sách và các kiểm soát đã thiết lập.

Rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà một bên tham gia trong hợp đồng không có khả năng thực hiện đƣợc nghĩa vụ của mình dẫn đến tổn thất về tài chính cho Công ty. Công ty có các rủi ro tín dụng phát sinh chủ yếu từ các khoản phải thu khách hàng.

Phải thu khách hàng:

Công ty giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng cách chỉ giao dịch với các đơn vị có khả năng tài chính tốt, thời gian tín dụng tối đa là 30 ngày, không cho tín dụng đối với các đơn vị giao dịch lần đầu hay chƣa có thông tin về khả năng tài chính. Ngoài ra, nhân viên kế toán công nợ thƣờng xuyên theo dõi nợ phải thu để đôn đốc thu hồi.

Khoản phải thu khách hàng của Công ty liên quan đến nhiều đơn vị và cá nhân nên rủi ro tín dụng tập trung đối với khoản phải thu khách hàng là thấp.

Tiền gửi ngân hàng:

Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và không có kỳ hạn của Công ty đƣợc gửi tại các ngân hàng có uy tín do vậy rủi ro tín dụng đối với tiền gửi ngân hàng là thấp.

Rủi ro thanh khoản:

Rủi ro thanh khoản là rủi ro Công ty gặp khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ tài chính do thiếu tiền.

Rủi ro thanh khoản của Công ty chủ yếu phát sinh từ việc các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có các thời điểm đáo hạn lệch nhau.

cầu về thanh toán hiện tại và dự kiến trong tƣơng lai để duy trì một lƣợng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền cũng nhƣ các khoản vay ở mức phù hợp, giám sát các luồng tiền phát sinh thực tế với dự kiến nhằm giảm thiểu ảnh hƣởng do biến động của luồng tiền.

Rủi ro thị trƣờng:

Dự kiến đến năm 2015 Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đạt công suất tối đa 25 triệu lƣợt khách/năm và không thể tiếp tục tăng trƣởng (số lƣợt khách đạt tối đa thiết kế của sân bay) dẫn đến thị trƣờng sẽ bị bảo hòa trong giai đoạn này.

Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trƣờng. Cạnh tranh tất yếu dẫn đến sự giảm giá nhƣng vẫn phải nâng cao chất lƣợng để giữ vững uy tín, thƣơng hiệu đối với khách hàng.

Rủi ro về giá chứng khoán:

Các chứng khoán do Công ty nắm giữ có thể bị ảnh hƣởng bởi các rủi ro về giá trị tƣơng lai của chứng khoán đầu tƣ. Công ty quản lý rủi ro về giá chứng khoán bằng cách thiết lập hạn mức đầu tƣ và đa dạng hóa danh mục đầu tƣ.

3. Rủi ro cạnh tranh

Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhất là khi Việt Nam đã hòa mình vào sân chơi chung của WTO, thì sự cạnh tranh là tất yếu và ngày càng gay gắt hơn giữa các công ty cùng ngành trong và ngoài nƣớc về sản phẩm kinh doanh, giá cả, thị phần… điều này đã có những tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, đó cũng đồng thời là cơ hội mang tính thúc đẩy Công ty trong việc nghiên cứu mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm các đối tác, phân khúc khách hàng tiềm năng, nâng cao tính chuyên nghiệp trong dịch vụ cung cấp… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Ban cong bo thong tin - tieng Viet.PDF (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)