Diễn biến giá cả, lạm phát

Một phần của tài liệu bao-cao-kinh-te-viet-nam-2020 (Trang 35 - 37)

II. DIỄN BIẾN VÀ TRIỂN VỌNG KINH TẾ VĨ MÔ

1. Diễn biến kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm 2020

1.2. Diễn biến giá cả, lạm phát

47. Lạm phát có xu hướng ổn định hơn trong 6 tháng cuối năm 2020 (so với giai đoạn 6 tháng đầu năm). Tiếp nối xu hướng giảm giá tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) trong quý II, chỉ số CPI bình quân chỉ tăng 3,18% và 1,38% trong quý III và quý IV/2020. Tính chung cả 6 tháng đầu năm,

chỉ số lạm phát bình quân ở mức 3,23%. Việc lạm phát cách “xa hơn” mức trần 4% ít nhiều đã tạo thêm dư địa để cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế (nếu cần thiết) trong thời gian đầu năm 2021.

Hình 18: Diễn biến lạm phát, 2011-2020 (%)

(a) Tốc độ tăng CPI so với tháng trước (b) Tốc độ tăng chỉ số bình quân

Nguồn: TCTK.

48. Áp lực tăng đối với CPI trong 6 tháng cuối năm 2020 xuất phát từ một số nhóm hàng dịch vụ. Thứ nhất, giá dịch vụ giáo dục tại thời điểm tháng 12/2020 tăng tới 4% so với thời điểm tháng 6/2020. Thứ hai, giá dịch vụ giao thông có sự điều chỉnh so với các tháng đầu năm, và tăng tới 5,9% trong 6 tháng cuối năm 2020. Trong đó, giá dịch vụ vận tải hàng không quý IV/2020 tăng 2,9% so với quý III/2020, dù giảm 34,6% so với quý IV/2019.

49. Dù vậy, tốc độ tăng CPI bị kiềm chế chủ yếu bởi giảm cầu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong nhiều tháng liên tục và các chính sách hỗ trợ, ứng phó của Chính phủ. Thứ nhất, nhu cầu đi lại, du lịch giảm và bị gián đoạn tại một số thời điểm khiến giá các gói du lịch, giá cước vận tải đều giảm. Tính chung cả năm, chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,3%. Thứ hai, chính sách hỗ trợ giá điện đối với một số nhóm đối tượng chịu tác động của đại dịch COVID- 19 được thực hiện tới đợt hai, có hiệu lực với giá điện, tiền điện trong các tháng 10-12/2020. Thứ ba, giá cả trên thị trường thế giới không biến động nhiều: chỉ số giá nhập khẩu (tính theo USD) năm 2020 giảm 0,6% so với năm 2019, trong khi chỉ số giá xuất khẩu (tính theo USD) giảm tương ứng 1,3% (riêng nhóm nông sản, thực phẩm giảm tới 3,3%). Thứ tư, các Bộ, ngành và các địa phương tiếp tục quản lý kênh bán lẻ hiệu quả, qua đó tránh được tình trạng mua sắm ồ ạt để tích trữ, không để xảy ra khan hiếm hàng hóa tiêu dùng quanh những thời điểm có dịch COVID-19. Cuối cùng, Chính phủ vẫn duy trì các biện pháp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, bao gồm cả các biện pháp cắt giảm các thủ

1.40 -1.54 -1.54 0.66 0.10 -2 -1 0 1 2 1 3 5 7 9 11 1 3 5 7 9 11 1 3 5 7 9 11 1 3 5 7 9 11 1 3 5 7 9 11 2016 2017 2018 2019 2020

% thay đổi so với tháng trước

18.58 0.63 2.79 3.23 13.62 2.05 2.01 2.31 0 4 8 12 16 20 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 CPI bình quân Lạm phát cơ bản

tục không cần thiết, tăng cường ứng dụng các dịch vụ công, và điều chỉnh giảm các công cụ lãi suất chính sách.

50. Lạm phát cơ bản bình quân đạt 2,31% trong năm 2020, thấp hơn so với mức bình quân 6 tháng đầu năm (2,81%). Dù vượt “ngưỡng” 2,0%, nhưng diễn biến lạm phát cơ bản trong các tháng đầu năm ít chịu áp lực từ điều hành tiền tệ. Thay vào đó, xu hướng giảm của lạm phát CPI bình quân và lạm phát cơ bản ít nhiều phản ánh nỗ lực kiểm soát giá cả, điều hành chính sách tiền tệ tương đối hiệu quả của Chính phủ, neo giữ kỳ vọng lạm phát – dù nỗ lực này ít được nói đến trong năm 2020.

Một phần của tài liệu bao-cao-kinh-te-viet-nam-2020 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)