Kiến nghị về đổi mới, cải cách nền tảng kinh tế vi mô

Một phần của tài liệu bao-cao-kinh-te-viet-nam-2020 (Trang 78 - 79)

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

1. Kiến nghị về đổi mới, cải cách nền tảng kinh tế vi mô

159. Tiếp tục cụ thể hóa, triển khai các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế tư nhân, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài, và Cách mạng 4.0.

160. Tiếp tục hướng dẫn, tổ chức triển khai hiệu quả các luật căn bản của thể chế kinh tế thị trường như Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Quản lý nợ công; Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi các Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật an ninh mạng; Bộ Luật lao động (sửa đổi), v.v.

161. Ưu tiên cải cách môi trường kinh doanh theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh phù hợp với Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020.

162. Tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về CMCN lần thứ tư. Xác định, ban hành khung chính sách và chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số ở Việt Nam.

163. Nghiên cứu, xác định, tham vấn rộng rãi về các định hướng kinh tế chiến lược cho giai đoạn 2021-2030, có lồng ghép về các điểm nghẽn, ưu tiên phát triển hậu COVID-19.

164. Đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại, cổ phần hóa và thoái vốn DNNN; xây dựng và ban hành công khai, minh bạch kế hoạch cụ thể sử dụng vốn thu được từ thoái vốn DNNN, gắn với trách nhiệm cá nhân để có giải pháp xử lý nghiêm và hiệu quả.

165. Chủ động trao đổi, hợp tác với các đối tác nhằm thực thi hiệu quả CPTPP, EVFTA, và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện RCEP. Tận dụng hiệu quả các điều khoản về Hợp tác và Nâng cao năng lực trong các FTA để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là thích ứng với các yêu cầu hậu COVID-19. Tiếp tục vận động các đối tác công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ cho Việt Nam. Theo dõi, đánh giá các động thái mới của các nước lớn với các nền kinh tế chưa có quy chế thị trường để kiến nghị hướng xử lý.

166. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi CPTPP và EVFTA. Tiếp tục rà soát nội dung cam kết trong các FTA và điều ước quốc tế mà Việt Nam đang đàm phán, đã hoàn tất đàm phán và đã ký kết để có những điều chỉnh về quy định pháp luật phù hợp. Đánh giá lại hiệu quả thực hiện các FTA để xác định những bài học, yêu cầu điều chỉnh phù hợp.

167. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về các FTA mà Việt Nam đã đàm phán và ký kết; hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để thực hiện hài hòa các hiệp định FTA, đặc biệt là ứng phó với các hàng rào kỹ thuật ở các đối tác – đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19.

Một phần của tài liệu bao-cao-kinh-te-viet-nam-2020 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)