Hiện tại VNPT Hải Dương đã có mạng cáp quang truyền dẫn rộng khắp trên toàn tỉnh với 386 Km cáp quang trục chính liên trạm có dung lượng từ 16 FO đến 96 FO để kết nối các trạm truyền dẫn SDH, MAN-E và khoảng 368.000 Km cáp quang truy nhập có dung lượng từ 8FO đến 96FO kết nối các trạm DSLAM, MSAN, Switch Access vào mạng MAN-E hoặc kết nối các modem quang, các dầu quang STM1 vào trạm SDH, kết nối các khách hàng FTTH, trạm 3G.
34
SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI MẠNG TRUYỀN DẪN CỦA VNPT HẢI DƯƠNG
Hình 2.3: Sơ đồ đấu nối mạng truyền dẫn của VNPT Hải Dương. 2.2.2.2. Mạng băng rộng của VNPT Hải Dương.
Mạng băng rộng của VNPT Hải Dương hiện nay có 127 thiết bị OLT, có 240SWL2, có 4 MxU, các thiết bị này được kết nối tới mạng MAN-E qua giao diện GE được lắp đặt tại 368 Trạm viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh.
35
Hình 2.4: Mô hình đấu nối mạng truy nhập của Viễn thông Hải Dương. 2.2.2.3. Mạng MAN-E của VNPT Hải Dương.
Mạng truyền tải MAN-E của VNPT Hải Dương được xây dựng từ năm 2007 bao gồm 3 node core (AGG) và 14 Ring biên, những năm đầu sau khi triển khai mạng MAN-E các Ring chỉ được trang bị tốc độ 1Gbps. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động và cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thuê bao băng rộng thì băng thông của các Ring cũng liên tục được mở rộng. Hàng ngày bộ phận trực tại OMC thuộc Trung tâm điều hành thông tin có trách nhiệm thường xuyên quan trắc băng thông để giám sát lưu lượng nếu phát hiện link nào trên 70% sẽ được mở rộng để đảm bảo tốc độ, chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
36
SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI MẠNG TRUYỀN TẢI MAN-E CỦA VNPT HẢI DƯƠNG
Hình 2.5: Sơ đồ mạng truyền tải MAN-E của Viễn thông Hải Dương
Thiết bị trong mạng MAN-E của Viễn thông Hải Dương bao gồm:
- Ba node core (AGG): Một node core được lắp tại Trung tâm điều hành thông tin, một node được lắp Trung tâm Viễn thông Thành Phố Hải Dương và một node được lắp đặt tại Trạm Viễn thông Tiền Trung – Trung tâm Viễn thông Nam Sách.
- Các Ring biên sử dụng thiết bị MX2020 của Juniper được đấu Ring tốc độ 100Gbps, tốc độ chuyển mạch 80Tbps 14 Ring access sử dụng thiết bị Mx960 của Juniper dung lượng chuyển mạch 12Tbps. Trong đó có 8 Ring có tốc độ truyền tải 100Gbit/s, có 3 ring có tốc độ truyền tải 50Gbit/s, có 1 Ring có tốc độ truyền tải 40Gbit/s và 2 Ring có tốc độ truyền tải 30Gbit/s, cụ thể như sau:
37
+ Ring 1: Có tốc độ truyền tải 100Gbit/sđược lắp cho các Trạm Hải Dương - Tây Nam Cường.
+ Ring 2: Có tốc độ truyền tải 40Gbit/s lắp cho các Trạm Thanh Bình - Hải Tân.
+ Ring 3: Có tốc độ truyền tải 100Gbit/s lắp cho các Trạm Ninh giang - Tứ Kỳ.
+ Ring 4: Có tốc độ truyền tải 100Gbit/s lắp cho các Trạm Kim Thành - Nam Sách.
+ Ring 5: Có tốc độ truyền tải 100Gbit/s lắp cho các Trạm Chí Linh - Kinh Môn.
+ Ring 6: Có tốc độ truyền tải 100Gbit/s lắp cho các Trạm Thanh Hà - Tiền Trung.
+Ring 7: Có tốc độ truyền tải 100Gbit/s lắp cho các Trạm Lai Khê - Thái Mông.
+ Ring 8: Có tốc độ truyền tải 50Gbit/s lắp cho các Trạm Nhịu Chiểu - Phả Lại.
+Ring 9: Có tốc độ truyền tải 50Gbit/s lắp cho các Trạm Cẩm Giàng - Bình Giang.
+Ring 10: Có tốc độ truyền tải 100Gbit/s lắp cho các Trạm Phúc Điền - Thái Học.
+Ring 11: Có tốc độ truyền tải 100Gbit/s lắp cho các Trạm Gia Lộc - Thanh Miện.
+Ring 12: Có tốc độ truyền tải 30Gbit/s lắp cho các Trạm Thanh Quang - Hoàng Tân.
+Ring 13: Có tốc độ truyền tải 50Gbit/s lắp cho các Trạm Kiến Quốc - Hưng Đạo.
+Ring 14: Có tốc độ truyền tải 30Gbit/s lắp cho các Trạm Đoàn Tùng - Đoàn Thượng
38
Hiện tại, các Ring của VNPT Hải Dương được quan trắc lưu lượng giờ cao điểm đều đạt <50% để đảm bảo khi sự cố đứt một hướng sẽ không ảnh hưởng đến lưu lượng truyền tải.
2.2.2.4. Mạng ngoại vi của Viễn thông Hải Dương.
Mạng ngoại vi bao gồm hệ thống cống bể cáp, hệ thống cột treo cáp và các tuyến cáp ngầm, cáp treo trên đường cột, đường dây thuê bao được kéo từ các bộ chia đến thiết bị đầu cuối phía khách hàng… những năm qua đã và đang được VNPT Hải Dương đặc biệt quan tâm và đầu tư đáp ứng được cơ bản nhu cầu lắp đặt dịch vụ Viễn thông và Công nghệ thông tin của các cấp chính quyền địa phương và nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn cự ly phục vụ của mạng ngoại vi, VNPT Hải Dương đã mở rộng lắp đặt thêm các OLT nhằm rút ngắn cự ly và bán kính phục vụ.
Đến hết Quý II năm 2021, VNPT Hải Dương còn khoảng 3.000 đôi cáp gốc (cáp đồng), toàn bộ tập trung tại Trung tâm Viễn thông Thành phố Hải Dươngđể phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại cố định và dịch vụ ADSL, còn lại các Thành phố, thị xã và huyện khác đã được quang hóa 100%. Hiện nay, hạ tầng mạng ngoại vi ở trung tâm các Thành phố, Thị xã, trung tâm các huyện hầu hết đã được ngầm hóa, tuy nhiên tỷ lệ ngầm hóa còn rất thấp mới đạt khoảng 35% phần lớn còn đang sử dụng cáp treo. Hệ thống cáp treo chủ yếu được treo trên cột điện lực và cột thông tin, đã đáp ứng được yêu cầu lắp đặt dịch vụ mới cho chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên do lượng cáp treo còn nhiều lên đã gây ảnh hưởng không lớn đến mỹ quan đô thị và chất lượng dịch vụ.
Hạ tầng mạng ngoại vi của VNPT Hải Dương (Cống bể cáp, cột treo cáp, cáp quang các loại) tại Trung tâm các Thành phố, Thị xã và trung tâm các huyện tuy bước đầu đã được ngầm hóa nhưng vẫn còn nhiều bất cập: Cùng trên một tuyến đường, có đoạn đi ngầm, có đoạn đi treo hoặc bên này đường đi ngầm nhưng bên kia đường lại đi treo. Hạ tầng cống bể cáp của một số khu vực, một số tuyến bị tắc do quá trình mở rộng đường giao thông làm vỡ đường ống cống. Một số khu vực, đường phố có vỉa
39
hè quá chật hẹp không thể tiến hành ngầm hóa tuyến cáp được mà vẫn phải đi treo trên cột, trên lan can nhà dân, cơ quan, công sở.
Tại một số Khu đô thị mới, khu dân cư mới, tuy hạ tầng đã được các Ban quản lý xây dựng đầu tư song trong đó chỉ có hạ tầng điện, cấp thoát nước được đi ngầm, hạ tầng viễn thông ít được quan tâm chú trọng nên hạ tầng mạng viễn thông trong các Khu đô thị mới, khu dân cư mới chủ yếu là đi treo trên cột điện của ngành điện hoặc cột của VNPT, điều này đã ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Hiện tại hạ tầng mạng viễn thông ở các thôn, xóm ngõ ngách ở các vùng nông thôn hầu hết vẫn đang sử dụng cáp treo (cáp quang được treo trên cột điện lực hoặc treo trên cột do VNPT đầu tư xây dựng), do lượng thuê bao tại các khu vực này không tập trung, do số lượng thuê bao ít, do dung lượng mạng trong khu vực thấp, do địa hình khó khăn phức tạp, do chi phí đầu tư ngầm hóa cao.
Ngày nay, cùng với sự phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ của dịch vụ thông tin di động, một mặt khác nữa là dịch vụ điện thoại cố định suy giảm mạnh. Do vậy trong khoảng thời gian nhất định, hạ tầng mạng ngoại vi ít được quan tâm bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp và ít được đầu tư phát triển dẫn đến một số khu vực hạ tầng mạng ngoại vi đã xuống cấp. Trên thực tế việc đầu tư xây dựng hạ tầng cống bể cáp ngầm hóa mạng ngoại vi là khá tốn kém, cao gấp hàng chục lần so với đầu tư xây dựng hạ tầng cột treo cáp. Chi phí hạ tầng ngầm cao song hiệu quả thu lại cũng chưa thực sự thuyết phục, đây cũng là bài toán dẫn đến khó khăn trong việc đầu tư xây dựng hệ thống cống bể cáp ngầm.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT Hải Dương: VNPT Hải Dương:
2.3.1. Những kết quả đạt được:
Với cấu hình mạng truyền tải MAN-E, mạng truyền dẫn, mạng băng rộng như hiện tại của VNPT Hải Dương, về cơ bản đã cung cấp được dịch vụ băng rộng cố định có tốc độ từ vài chục Mbps đến hàng trăm Mbps tới hầu hết các khách hàng tại tất cả các khu vực trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện tại các gói cước có tốc độ ≤ 200Mbps
40
đang được VNPT Hải Dương cung cấp cho khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các hộ gia đình, đối với các gói cước có tốc độ > 200 Mbps đang được VNPT Hải Dương cung cấp cho khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các Công ty trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất…
Căn cứ theo QCVN 34:2019/BTTTT, hàng quý VNPT Hải Dương thực hiện đo kiểm trên các gói cước, các UPE, nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ băng rộng trên địa bàn do VNPT Hải Dương cung cấp, sau khi đo kiểm, thông qua bảng công bố chất lượng dịch vụ băng rộng của VNPT Hải Dương, các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với quy chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
Công nghệ FTTx và công nghệ GPON ra đời nhằm đáp ứng cho các dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao, nhưng hiện tại dung lượng cổng các Switch, cổng tại các bộ chia Splitter để cung cấp dịch vụ cho khách hàng còn hạn chế, đầu tư thêm sẽ làm tăng chi phí.
Hiện tại, VNPT Hải Dương đã được đầu tư thiết bị để đo kiểm định kỳ và tối ưu các chỉ số nhằm đảm bảo đạt các yêu cầu về chất lượng theo quy chuẩn QCVN 34:2019/BTTTT, tuy nhiên thiết bị đo kiểm còn một số mặt hạn chế như chỉ thực hiện đo kiểm được trên một số thiết bị truy nhập mà chưa đo kiểm để đánh giá được chất lượng xuyên suốt toàn mạng. Trong khi đó nhu cầu của khách hàng ngày càng đòi hỏi chất lượng cao, thiết bị đầu cuối của khách hàng thì đa chủng loại, trình độ dân trí cao, hạ tầng mạng ngoại vi nhiều khu vực được xây dựng từ nhiều năm trước đây, chất lượng đã suy giảm và xuống cấp nhưng chưa được bảo dưỡng thay thế kịp thời cũng đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng mạng lưới.
2.3.3. Định hướng phát triển mạng truy nhập của VNPT Hải Dương đến năm 2030. 2030.
Với nhiều ưu thế nổi trội, công nghệ FTTx, GPON được xác định là công nghệ phù hợp cho hiện tại và trong tương lai. VNPT Hải Dương đã định hướng ưu tiên xây dựng mạng truy nhập băng rộng của mình dựa trên hai công nghệ nêu trên.
41
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu dịch vụ băng thông lớn hơn và đảm bảo tính kế thừa của hệ thống các công trình mạng ngoại vi đã xây dựng từ những năm trước đây, cũng như hỗ trợ quá trình nâng cấp không gây trở ngại đến tính liên tục của các dịch vụ.
Mặt khác định hướng phát triển mạng truy nhập cũng phải tính toán đến việc đầu tư, chi phí xây dựng hạ tầng sao cho hiệu quả, đảm bảo khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo lợi nhuận trong việc cung cấp dịch vụ băng rộng cố định và đáp ứng nhu cầu của nười dùng.
Từ những lý do trên, định hướng phát triển mạng truy nhập của VNPT Hải Dương đến năm 2030 được chia thành hai giai đoạn chính:
Giai đoạn đầu tiên bao gồm các mạng truy nhập quang tốc độ vài Gigabit hoặc thấp hơn đang được triển khai.
Giai đoạn hai là triển khai mạng truy nhập có tốc độ 10 Gbps với hai giải pháp công nghệ riêng biệt được chuẩn hóa bởi hai tổ chức chuẩn hóa là 10G-EPON và XPON.
Công nghệ XG-PON và NG-PON2 hứa hẹn sẽ là giai đoạn phát triển tiếp theo của các công nghệ truy nhập quang trong tương lai và đây cũng chính là công nghệ mà Tập đoàn Bưu chính Viễn thông nói chung và VNPT Hải Dương nói riêng đang hướng đến trong lộ trình phát triển.
2.4. Kết luận chương 2.
Chương II đã trình bày đặc điểm địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, mật độ dân cư của tỉnh Hải Dương, giới thiệu tổng quan về VNPT Hải Dương, giới thiệu được mạng truyền dẫn, mạng truy nhập, mạng truyền tải MAN-E, mạng ngoại vi của VNPT Hải Dương, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ băng rộng cố định của VNPT Hải Dương so với các chỉ tiêu của QCVN 34:2019/BTTTT, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, định hướng phát triển dịch vụ.
Từ những hạn chế và nguyên nhân nêu trên, học viên sẽ nghiên cứu và đưa ra “Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại Trung tâm Viễn thông Nam Sách” trong Chương 3.
42
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPON TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG NAM SÁCH
3.1. Tình hình triển khai và chất lượng dịch vụ GPON tại Trung tâm viễn thông Nam Sách.
3.1.1. Giới thiệu điều kiện địa lý, kinh tế tự nhiên của huyện Nam Sách.
Nam Sách là huyện đồng bằng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hải Dương, là huyện có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao thông phát triển mạnh. Trung tâm hành chính của huyện là Thị trấn Nam Sách cách trung tâm tỉnh 12km về phía tây bắc. Với diện tích khoảng 109,02km2, dân số 167.089 người, mật độ dân số 1.532 người/km2, toàn huyện có 48.358 hộ dân. Huyện Nam Sách có 19 đơn vị hành chính, trong đó có 18 xã và 01 thị trấn.
Toàn huyện có 2 khu công nghiệp là Khu công nghiệp An Đồng và Khu công nghiệp Nam Sách, có 2 khu đô thị mới xây dựng là Khu đô thị Thanh Quang – Quốc Tuấn và Khu đô thị phía tây Thị trấn Nam Sách. Đến hết năm 2021 dự kiến có 02 khu công nghiệp, đô thị mới được xây dựng là Khu công nghiệp Môi trường xanh An Phát và Khu đô thị Bắc Cầu Hàn được thành lập.
Địa giới hành chính huyện Nam Sách: - Phía đông giáp với huyện Kim Thành.
- Phía đông nam và phía nam giáp với Thành phố Hải Dương. - Phía tây giáp với huyện Cẩm Giàng.
- Phía bắc giáp với Thành phố Chí Linh.
Huyện Nam Sách nằm trên hai tuyến đường giao thông quan trọng nối trung tâm tỉnh với các huyện, Thành phố: QL5A nối Thành phố Hải Dương với huyện Kim Thành, QL37 Nối Thành phố Hải Dương với Thành phố Chí Linh.
43
3.1.2. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Viễn thông Nam Sách.
Trung tâm Viễn thông Nam Sáchđược thành lập theo Quyết định số: 508/QĐ- TCCB/HĐQT, ngày 15 tháng 01 năm 2008của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Ngày 24 tháng 7 năm 2016, Giám đốc Viễn thông Hải Dương ra Quyết định số: 208/QĐ-NSTH, về việc Quy định tổ chức và hoạt động của Trung tâm Viễn thông Nam Sách theo mô hình mới, sau khi xắp xếp lại mô hình sản xuất kinh doanh giữa khối Kinh doanh và khối Kỹ thuật.
3.1.3. Tình hình triển khai và chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT địa bàn Nam Sách. địa bàn Nam Sách.
Theo thống kê trên chương trình QLTB của VNPT Hải Dương, tính đến hết Quý III năm 2021, Trung tâm viễn thông Nam Sách đang quản lý 17.548 thuê bao hoàn toàn sử dụng hai công nghệ là công nghệ AON và công nghệ GPON. Trong đó có 14.235 thuê bao Fibervnn, có 4.285 thuê bao MyTV, có 1.112 thuê bao IMS (điện