Tình hình triển khai và chất lượng dịch vụ băng rộng cố định tại VNPT địa bàn Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng mạng GPON tại Trung tâm Viễn thông Nam Sách – VNPT Hải Dương (Trang 53)

địa bàn Nam Sách.

Theo thống kê trên chương trình QLTB của VNPT Hải Dương, tính đến hết Quý III năm 2021, Trung tâm viễn thông Nam Sách đang quản lý 17.548 thuê bao hoàn toàn sử dụng hai công nghệ là công nghệ AON và công nghệ GPON. Trong đó có 14.235 thuê bao Fibervnn, có 4.285 thuê bao MyTV, có 1.112 thuê bao IMS (điện thoại cố định).

Đến hết tháng 12 năm 2020, Trung tâm Viễn thông Nam Sách đã chuyển 100% số thuê bao sử dụng công nghệ ADSL sang sử dụng công nghệ AON và công nghệ GPON (Hình 3.1).

Hình 3.1: Mô hình cung cấp dịch vụ băng rộng cố định công nghệ AON của Trung tâm Viễn thông Nam Sách

44

Trung tâm Viễn thông Nam Sách bắt đầu triển khai mô hình và cung cấp dịch vụ băng rộng sử dụng công nghệ AON cho khách hàng trên địa bàn từ năm 2009. Với mô hình này, đòi hỏi mỗi thuê bao sẽ cần 2 sợi quang được đấu nối từ nhà thuê bao đến các Switch do Trung tâm viễn thông Nam Sách quản lý được đặt tại các Trạm viễn thông. Về mặt công nghệ và kinh tế thì đây là điểm yếu kém vì gây tốn sợi quang, chi phí thiết bị đầu cuối (Switch, Router, converter…) có giá thành cao.

Với những hạn chế của công nghệ AON, đến năm 2012, Trung tâm viễn thông Nam Sách được VNPT Hải Dương đầu tư xây dựng hạ tầng mạng viễn thông nhằm cung cấp dịch vụ băng rộng cố định công nghệ GPON đến khách hàng như Hình 3.2 dưới đây:

Hình 3.2: Mô hình cung cấp dịch vụ băng rộng cố định tại Trung tâm Viễn thông Nam Sách

45

Với mô hình như trên, việc cung cấp dịch vụ băng rộng cố định được phân chia thành 5 lớp:

- Lớp thứ nhất (Lớp Internet): Cung cấp Internet xuống lớp lõi thông qua các Router biên đến BRAS/PE do VNPT NET quản lý.

- Lớp thứ hai (Lớp core): Nhận dữ liệu từ lớp thứ nhất để đưa đến mạng MAN- E và server VOD được đặt tại Trung tâm điều hành thông tin.

- Lớp thứ ba (Lớp phân phối): Phân phối dữ liệu từ MAN-E, server VOD đến các OLT đặt tại các Trạm viễn thông.

- Lớp thứ tư (Lớp truy nhập): Các OLT sau khi nhận dữ liệu từ mạng MAN- E, truyền dữ liệu thông qua các bộ chia (Splitter) đưa đến các thiết bị đầu cuối đặt tại nhà khách hàng.

- Lớp thứ năm (Lớp thiết bị đầu cuối): Là các thiết bị như Modem, STB dùng cho dịch vụ MyTV, các thiết bị này nhận dữ liệu từ OLT đưa đến để cung cấp cho thiết bị nhà khách hàng.

Sau khi triển khai đầu tư xây dựng xong, thời điểm ban đầu số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ băng rộng cố định công nghệ GPON với số lượng ít vì giai đoạn đầu việc triển khai hạ tầng mạng ngoại vi còn hạn chế. Đến thời điểm hiện tại thì hầu hết các thôn, xóm trên địa bàn đã được trang bị hạ tầng mạng ngoại vi, do vậy có thể cung cấp dịch vụ đến tất cả các khu dân cư trên địa bàn.

Giới thiệu Bảng giá và các gói cước dịch vụ tương ứng do Trung tâm Viễn thông Nam Sách đang cung cấp cho khách hàng trên địa bàn (Bảng 3.1):

46

Bảng 3.1: Bảng giá và các gói cước tương ứng 1. Giá gói cước HomeTV không bao gồm STB/trên App

( Giá cước đã bao gồm VAT)

STT Tên gói cước Gói MyTV tương ứng (App) Tốc độ Internet Gói cước hàng tháng (đ/TB)

1 Home TV1 Nâng Cao 40Mbps 175,000

2 Home TV2 Nâng Cao 80Mbps 190,000

3 Home TV3 Super Nâng Cao 100Mbps 220,000 4 Home TV4 Super Nâng Cao 150Mbps 230,000 5 Home TV5 Super Nâng Cao 200Mbps 265,000 6 Home TV3 Super Nâng Cao 100Mbps 220,000 7 Home TV4 Super Nâng Cao 150Mbps 255,000 8 Home TV5 Super Nâng Cao 200Mbps 305,000

2. Giá gói cước HomeTV bao gồm STB

(Giá cước đã bao gồm VAT)

STT Tên gói cước

Gói MyTV tương ứng (STB) Tốc độ Internet Gói cước hàng tháng (đ/TB) 1 Home TV1 Chuẩn 40Mbps 193,500 Nâng Cao 40Mbps 210,000

2 Home TV2 Nâng Cao 80Mbps 225,000

3 Home TV3 Super Nâng Cao 100Mbps 255,000 4 Home TV4 Super Nâng Cao 150Mbps 265,000 5 Home TV5 Super Nâng Cao 200Mbps 300,000 6 Home TV3 Super Nâng Cao 100Mbps 255,000 7 Home TV4 Super Nâng Cao 150Mbps 290,000 8 Home TV5 Super Nâng Cao 200Mbps 340,000

47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá chung về thực trạng chất lượng dịch vụ GPON tại Trung tâm viễn thông Nam Sách:

Phương án đánh giá: Đánh giá bằng kết quả đo kiểm định kỳ chất lượng dịch vụ. Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Bảng công bố chất lượng dịch vụ tại Trung tâm Viễn thông Nam Sách.

TT Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ Mức theo QCVN 34:2019 /BTTTT Mức Doanh nghiệp công bố Số lượng mẫu tối thiểu phải đo kiểm theo quy định tại QCVN 34:2019/BTTTT Số lượng Mẫu đo thực tế Phương Pháp xác định Mức chất lượng thực tế đạt được Tự đánh giá 1 Tỷ lệ đăng nhập hệ thống thành công:

1.1 FTTH 40M ≥ 95% 1000 mẫu 1000 mẫu Phương

Pháp mô phỏng. 100% Phù hợp 1.2 FTTH 80M ≥ 95% 1000 mẫu 1000 mẫu 100% Phù hợp 1.3 FTTH 150M ≥ 95% 1000 mẫu 1000 mẫu 100% Phù hợp 1.4 FTTH 200M ≥ 95% 1000 mẫu 1000 mẫu 100% Phù hợp

2 Tốc độ tải dữ liệu trung bình:

2.1 Tốc độ tải dữ liệu trung bình nội mạng:

2.1.1 FTTH 40M Pd ≥ 0,8 Vdmax Pu ≥ 0,8 Vumax Pd ≥ 0,8 Vdmax Pu ≥ 0,8 Vumax 1000 mẫu 1000 mẫu Phương pháp mô phỏng. 2,02 Phù hợp 2.1.2 FTTH 80M 1000 mẫu 1000 mẫu 2,02 Phù hợp 2.1.3 FTTH 150M 1000 mẫu 1000 mẫu 2,03 Phù hợp 2.1.4 FTTH 200M 1000 mẫu 1000 mẫu 2,03 Phù hợp

2.2 Tốc độ tải dữ liệu trung bình ngoại mạng: Phù hợp

2.2.1 FTTH 40M Pd ≥ 0,75 Vdmax Pd ≥ 0,75 Vdmax 1000 mẫu 1000 mẫu 3,04 Phù hợp 2.2.2 FTTH 80M 1000 mẫu 1000 mẫu 3,04 Phù hợp 2.2.3 FTTH 150M 1000 mẫu 1000 mẫu 3,24 Phù hợp 2.2.4 FTTH 200M 1000 mẫu 1000 mẫu 3,46 Phù hợp 3 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 3.1

Thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng bằng nhân công qua điện thoại

24 giờ trong ngày 24 giờ trong ngày Khách hàng gọi đến HTKH vào các giờ khác nhau trong ngày

24 giờ trong ngày Thống kê 3 tháng 24 giờ trong ngày Phù hợp 3.2 Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ HTKH chiểm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây.

≥ 80% ≥ 80%

Toàn bộ các cuộc gọi trong 7 ngày

liên tiếp

600 Thống kê

48

Căn cứ kết quả đo kiểm định kỳ chất lượng dịch vụ, đối chiếu với quy chuẩn QCVN 34:2019/BTTTT như vậy ta thấy chất lượng dịch vụ GPON do Trung tâm viễn thông Nam Sách quản lý và cung cấp dịch vụ trên địa bàn huyện Nam Sách về cơ bản đạt quy chuẩn.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ GPON tại Trung tâm Viễn thông Nam Sách.

3.2.1. Giải pháp đối với mạng truy nhập:

3.2.1.1. Giải pháp ngầm hóa, cải tạo nâng cấp mạng lưới: Lý do đề xuất giải pháp: Lý do đề xuất giải pháp:

Căn cứ kế hoạch số: 2356/KH-UBND, ngày 25 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Hải Dương về việc “Lập kế hoạch ngầm hóa và chỉnh trang đô thị mạng cáp thông tin trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 – 2023”.

Căn cứ kế hoạch số: 956/KH-UBND, ngày 05 tháng 4 năm 2021 của UBND huyện Nam Sách về việc “Triển khai và lập kế hoạch ngầm hóa, chỉnh trang đô thị mạng cáp thông tin trên địa bàn huyện Nam Sách giai đoạn 2021-2023 trên cơ sở kế hoạch số: 2356/KH-UBND, của UBND tỉnh Hải Dương”. Cụ thể, UBND huyện Nam Sách giao cho các Doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn huyện trong các năm 2021- 2022 thực hiện ngầm hóa và chỉnh trang đô thị tại khu vực thị trấn Nam Sách, thị tứ Thanh Quang, các khu vực UBND các xã Đồng Lạc, Quốc Tuấn, Hợp Tiến, Cộng Hòa, An Lâm, Nam Hồng. Năm 2023 thực hiện ngầm hóa và chỉnh trang đô thị khu UBND các xã Minh Tân, Hồng Phong, Thái Tân, Nam Tân.

Mục tiêu và nội dung thực hiện giải pháp:

Căn cứ vào yêu cầu thực hiện kế hoạch ngầm hóa và chỉnh trang đô thị của UBND huyện Nam Sách, Trung tâm viễn thông Nam Sách đã có các buổi làm việc trực tiếp với Chủ tịch UBND các xã và Chủ tịch UBND Thị trấn Nam Sách để kiểm tra, khảo sát, lập phương án chi tiết cho từng khu vực. Phương án được trình bày cụ thể như sau:

49

Đối với khu vực Thị trấn Nam Sách:

Tuyến thứ nhất: Tuyến đường Phố Trần Phú, có tổng chiều dài 1,86km, UBND Thị trấn Nam Sách đang thực hiện tổ chức nâng cấp vỉa hè, đường điện chiếu sáng, trồng bổ sung cây xanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ và số lượng và mật độ thuê bao do Trung tâm Viễn thông Nam Sách quản lý ở hai bên đường phố, thực hiện kéo cáp ngầm vào tuyến cống bể có sẵn, phân bổ các OTB, Splitter được lắp đặt tại các vị trí có mật độ thuê bao đủ cung cấp cổng để đấu nối dây thuê bao vào nhà khách hàng sao cho cự ly kéo dây là ngắn nhất. Thu hồi và chuyển các sợi dây thuê bao, cáp treo để tận dụng. Đối với phía đối diện của mặt phố bên kia đường, thực hiện kéo cáp treo, dây thuê bao luồn vào gông bó cáp đã được treo trên các cột điện trên vỉa hè, phân bổ và đấu nối các OTB, Splitter sao cho hợp lý để chuyển các dây thuê bao vào Splitter sao cho cự ly dây thuê bao là ngắn nhất.

Các tuyến đường phố khác như: Nguyễn Đăng Lành, Trần Hưng Đạo, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đức Sáu…. Cũng được thực hiện tương tự như tuyến đường Trần Phú. Kết quả thu được:

Chất lượng mạng lưới trước khi thực hiện áp dụng giải pháp

Chất lượng mạng lưới sau khi thực hiện áp dụng giải pháp

- Các tuyến cáp, dây thuê bao treo hai bên đường kéo chằng chịt, đan xen lẫn nhau. - Mất mỹ quan đường phố, mỹ quan đô thị. - Chất lượng mạng lưới thấp, thường xuyên mất liên lạc, nguyên nhân do đường cáp, đường dây thuê bao đi đan xen lẫn nhau, độ trùng không đảm bảo nên khi có các xe ô tô quá khổ đi vào thường làm đứt cáp treo và dây thuê bao, gây mất liên lạc.

- Một số đoạn cáp được ngầm hóa để thay thế cho các tuyến cáp treo, đã đủ điều kiện an toàn.

- Một số sợi cáp treo, dây thuê bao được kéo đi trong gông treo cáp đảm bảo an toàn gọn. - Đảm bảo mỹ quan đường phố, mỹ quan đô thị.

- Chất lượng dịch vụ được đảm bảo, hầu như không mất liên lạc, nếu có mất liên lạc chủ yếu do thiết bị đầu cuối hoặc thiết bị nhà khách hàng bị ảnh hưởng bởi thiên tai (sét đánh).

50

Đối với các khu vực thị tứ Thanh Quang, các khu vực hành chính thuộc UBND các xã Đồng Lạc, Quốc Tuấn, Hợp Tiến, Cộng Hòa, An Lâm, Nam Hồng:

Sau khi cùng lãnh đạo UBND các xã kiểm tra, khảo sát thực tế tại hiện trường, Trung tâm viễn thông Nam Sách lập phương án chi tiết cho từng khu vực hành chính của các xã sao cho phù hợp với thực tế của địa phương. Thống nhất với

các địa phương về phương án và thời gian tổ chức thực hiện, ưu tiên các khu vực có chất lượng dịch vụ đang suy giảm. Cụ thể:

Các khu vực Thị tứ Thanh Quang, khu hành chính UBND các xã Đồng Lạc, Quốc Tuấn, An Lâm, các khu vực này nằm ngay ven QL 37, có một số sợi cáp, dây thuê bao đi treo vượt đường thường xảy ra đứt cáp, đứt dây thuê bao do các xe quá khổ, chạy quan làm đứt, gây mất an toàn thông tin và an toàn giao thông.

Phương án: Kéo mới các sợi cáp vào hạ tầng cống bể có sẵn, lắp đặt các OTB, Splitter ở các vị trí hợp lý, thu rút các sợi cáp treo, các sợi dây thuê bao đầu vào các OTB, Splitter đã được lắp mới nhằm đảm bảo an toàn cho các sợi cáp, sợi dây thuê bao, rút ngắn cự ly dây thuê bao đến nhà khách hàng trong khu vực. Kết quả:

Chất lượng mạng lưới trước khi thực áp dụng giải pháp

Chất lượng mạng lưới sau khi thực áp dụng giải pháp

- Các tuyến cáp, dây thuê bao treo hai bên đường kéo chằng chịt, đan xen nhau. - Mất an toàn thông tin, mất an toàn giao thông.

- Chất lượng mạng lưới thấp, thường xuyên mất liên lạc, nguyên nhân do đường cáp, đường dây thuê bao đi đan xen lẫn nhau, độ trùng không đảm bảo nên khi có các xe ô tô quá khổ chạy qua thường làm đứt cáp treo và dây thuê bao, gây mất liên lạc.

- Toàn bộ các sợi cáp treo, dây thuê bao treo vượt QL37 đã được đấu chuyển hợp lý, không còn cáp, dây thuê bao kéo vượt QL37.

- Đảm bảo an toàn thông tin, an toàn giao thông.

- Đảm bảo mỹ quan QL37.

- Chất lượng dịch vụ được đảm bảo, hầu như không mất liên lạc, không còn tình trạng đứt cáp và dây thuê bao treo vượt đường QL37 gây gián đoạn thông tin. Các khu vực hành chính tại UBND các xã còn lại như: Hợp Tiến, Cộng Hòa, Nam Hồng sẽ được Trung tâm viễn thông Nam Sách thực hiện trong năm 2022.

51

3.2.1.2. Giải pháp mở rộng vùng phục vụ để phát triển mạng lưới.

Mục tiêu: Đáp ứng cơ sở hạ tầng mạng lưới, mở rộng mạng lưới bằng cách kéo mới các tuyến cáp quang có dung lượng từ 8FO đến 16FO tới các vùng sâu, vùng xa, nhằm giảm cự ly dây thuê bao từ các bộ chia (Splitter) đến nhà khách hàng. Trong các năm 2020 và 2021, Trung tâm viễn thông Nam Sách đã được VNPT Hải Dương đầu tư 72,8km cáp quang các loại nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ của các khách hàng ở các vùng sâu, vùng xa.

Tổ chức thực hiện: Thực hiện khảo sát, thu thập dữ liệu từ thực tế và từ chương trình phát triển thuê bao của VNPT Hải Dương, căn cứ dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ của Nhân viên kỹ thuật và Nhân viên kinh doanh phụ trách địa bàn.

Thực hiện cập nhật tọa độ (kinh độ, vĩ độ) từ số liệu khảo sát của các Nhân viên phụ trách khu vực lên bản đồ số, vẽ đường đi của các tuyến cáp ngầm (đi trong hạ tầng cống bể có sẵn), các tuyến cáp treo (đi treo trên hạ tầng đường cột treo cáp đã có sẵn), từ đó tính toán ra số lượng cáp quang kéo cống, số lượng cáp quang kéo treo, tính toán ra số lượng OTB để phối cáp, tính toán ra số lượng Splitter (bộ chia), cùng các vật tư phụ khác đi kèm, xác định chính xác vị trí lắp đặt các OTB, các Splitter để tổ chức thực hiện.

3.2.1.3. Giải pháp tối ưu, bảo dưỡng thiết bị, mạng lưới:

Công tác kiểm tu bảo dưỡng thiết bị, bảo dưỡng mạng lưới là hết sức quan trọng, nhằm duy trì tính ổn định của thiết bị, tính ổn định của mạng lưới, ngăn ngừa các sự cố có thể xẩy ra nếu không được kiểm tu bảo dưỡng kịp thời.

Công tác kiểm tu bảo dưỡng thiết bị, kiểm tu bảo dưỡng mạng lưới được chia làm 3 cấp độ trong 1 năm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cấp độ 1 do đối tác của VNPT Hải Dương thực hiện. Công tác bảo dưỡng cấp độ 1 được thực hiện mỗi năm một lần. Nội dung bảo dưỡng chủ yếu là bảo dưỡng thiết bị của mạng MAN-E.

52

Cấp độ 2 do Trung tâm điều hành thông tin thực hiện. Công tác bảo dưỡng cấp độ 2 được thực hiện 6 tháng một lần. Nội dung bảo dưỡng là đo thử, vệ sinh thiết bị trong các nhà Trạm Viễn thông.

Cấp độ 3 do Trung tâm Viễn thông Nam Sách thực hiện. Công tác bảo dưỡng cấp độ 3 được thực hiện mỗi quý một lần. Nội dung bảo dưỡng là bảo dưỡng hạ tầng mạng, các tuyến cống bể cáp, các tuyến cột treo cáp và cáp treo, các thiết bị ngoại vị được lắp đặt trên mạng lưới, bảo dưỡng thiết bị đầu cuối nhà khách hàng ( Router,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng mạng GPON tại Trung tâm Viễn thông Nam Sách – VNPT Hải Dương (Trang 53)