dựng quy trình tạm thời vận hành liên hồ chứa Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền, A Lưới nhằm giảm lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho hạ du sông Hương
Dự kiến đến cuối năm 2013 công trình hồ chứa nước Tả trạch được đưa vào vận hành khi đó tổng dung tích của các hồ thủy lợi thủy điện trên toàn tỉnh khoảng 1,889 tỷ m3. Hiện nay từng hồ đã có quy trình vận hành riêng nhưng chưa có quy trình vận hành liên hồ, các hồ lớn Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền đều đổ về sông Hương, sông Bồ rồi qua Thảo Long và ra biển.
Trong công tác quản lý điều hành, chúng tôi đang thiếu hệ thống trợ giúp trước những quyết định rất khó khăn, chẳng hạn vấn đề xã lũ, phát điện, chống hạn, đóng mở các cống ở hạ lưu, xây dựng các công trình trên lưu vực…
trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát điện. Với hệ thống các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện lớn như trên, để bảo đảm việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương có hiệu quả trong mùa khô, an toàn trong mùa lũ thì việc thực hiện nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền, A Lưới và đập Thảo Long nhằm mục đích giảm lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho hạ du sông Hương, sông Bồ là rất cần thiết.
Việc nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Hương là vấn đề rất được chúng tôi quan tâm, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp tỉnh xây dựng Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Hương (Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền và đập Thảo Long) nhằm khai thác hiệu quả các hồ chứa phục vụ phát triển kinh kế xã hội, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra hàng năm.
Đề tài giúp các nhà quản lý địa phương có được những thông tin, đánh giá khách quan về thực trạng vấn đề vận hành các hồ chứa nước, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý khi các hồ chứa đi vào vận hành.