Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế vừa Công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung. Tham dự có các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, lãnh đạo phường An Tây.
Quy hoạch chi tiết xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (với tỉ lệ 1/ 2.000) được thực hiện theo Quyết định số 2234 ngày 29/10/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Thừa Thiên Huế là đơn vị thiết kế đồ án quy hoạch. Theo Quyết định, Quy hoạch chi tiết tiết xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung thuộc phạm vi thôn Ngũ Tây, phường An Tây, thành phố Huế, có diện tích trên 99ha, với phía đông, phía tây và phía nam giáp đất trồng rừng và nghĩa địa; phía bắc giáp khu chứng tích Chín Hầm và Học viện Phật giáo tại Huế, được phân chia nhiều khu vực như khu trung tâm, khu rừng mưa nhiệt đới, khu nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực, bãi đổ xe, vườn sở thú... với đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn kết các cụm di tích lịch sử văn hoá hiện có, đảm bảo yếu tố cảnh quanh, môi trường...
Tính chất của khu bảo tàng thiên nhiên cấp khu vực duyên hải miền Trung có chức năng nghiên cứu hoa học, sưu tầm, lưu giữ bảo quản và tổ chức trưng bày, giới thiệu các bộ sưu tập, mẫu vật và tư liệu về thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, nhằm phục vụ phổ biến kiến thức, giáo dục, nghiên cứu khóa học, tham quan du lịch. Quy hoạch cũng qui định cụ thể các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản; cơ cấu sử dụng đất; giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, với các khu chức năng chính như khu Trung tâm, khu rừng mưa nhiệt đới, khu nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các hạng mục ưu tiên đầu tư, giải pháp bảo vệ môi trường cũng được qui định chi tiết, rõ ràng. Sau Công bố Quy hoạch, thành phố Huế, chính quyền địa phương và người dân phường An Tây, cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện chức năng quản lý qui hoạch, quản lý xây dựng theo qui định.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ công bố và trao bằng xác lập 05 đặc sản Thừa Thiên Huế đạt kỷ lục Châu Á và kỷ lục Việt Nam: Bún bò Huế, Thanh trà Huế, Mè xững Thiên Hương, tôm chua và mắm ruốc Huế.
Thanh trà Thủy Biều đã nổi tiếng từ lâu đời, để giúp trái ngon Thanh trà được nhiều người trong
và ngoài nước biết đến, nhân dân và chính quyền Thủy Biều đã không ngừng nổ lực xây dựng thương hiệu trái cây ngon. Một trong những hoạt động ấn tượng
nhất là hàng năm UBND phường Thủy Biều thường tổ chức “Ngày hội thanh trà” để quảng bá, giới thiệu trái cây đặc sản này đến với người tiêu dùng; địa phương này đã thành công trong việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền “Thanh trà Huế” trên thị trường trong nước; tổ chức các tour du lịch cộng đồng thăm vườn Thanh Trà Huế; thêm vào đó, UBND tỉnh đưa đặc sản trái cây thanh trà Thủy Biều vào Chiến lược phát triển thương hiệu các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 với 04 dự án trọng tâm là: Tổ chức hội thi trái ngon Thanh Trà Huế theo quy mô toàn tỉnh, “Mở rộng thành viên tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể thanh trà Huế”, “Nghiên
cứu xây dựng quy hoạch vùng thanh trà toàn tỉnh” và “Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong canh tác Thanh Trà Thủy Biều”.
Đặc biệt, vào lúc 19 giờ ngày 22/11/2013 tại Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Hà Nội. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ công bố và trao bằng xác lập 05 đặc sản Thừa Thiên Huế đạt kỷ lục châu Á và kỷ lục Việt Nam trong đó có Thanh trà Huế Được biết, tổng diện tích thanh trà Thủy Biều ước khoảng 150 ha. Với diện tích này, bình quân hàng năm thu về cho người dân khoảng từ 8-10 tỷ đồng từ sự thành công trong việc phát triển nông sản địa phương là điều kiện không chỉ đẩy mạnh việc phát triển diện tích cây thanh trà, bảo tồn giống cây quý của tỉnh mà còn tìm kiếm thị trường ổn định cho sản phẩm. Hy vọng trong thời gian đến, Thanh trà Thủy Biều có cơ hội vươn ra thị trường lớn, tạo nguồn thu nhập cao cho người dân góp phần thành công trong công cuộc giảm nghèo của tỉnh nhà.
Nguyễn Thị Thanh Vân
ĐẶC SẢN “THANH TRÀ HUẾ” ĐƯỢC TRAO BẰNG XÁC LẬP KỶ LỤC ĐẶC SẢN CHÂU Á VÀ VIỆT NAM