6.1. Hiệu quả kinh tế
Giả sử không tính đến phần đầu tư ban đầu của việc lắp đặt nước máy (giá từ 1.2- 1,5 triệu đồng/lần lắp đặt đồng hồ). Đồng thời giả sử một hộ gia đình, bình quân sử dụng 1m3/ngày thì 1 tháng, hộ đó sẽ sử dụng 30 m3 nước. Nếu dùng nước máy, người dân phải trả tiền sử dụng nước (giá ở nông thôn) là: 30m3x5.000đ/m3= 150.000đ/ tháng. Nếu dùng nước qua hệ thống xử lý nước do TTUD thiết kế và lắp đặt (khoảng 3,6 triệu đồng/hệ thống bằng nhựa nhiệt dẻo), người dân chỉ tốn tiền tiêu thụ điện năng. Gồm: + Máy bơm nước loại nhỏ (công suất 375watt=0,5 CV). Loại máy này có công suất bơm với lưu lượng nước tối đa là 6,5m3/giờ và tối thiểu là 3m3/giờ, giá 500.000đ-600.000đ/máy.
Chúng tôi lấy tròn công suất máy là 400 watt/h và lưu lượng bơm tối thiểu của máy là 3m3/giờ thì 1 tháng, số giờ hoạt động của máy bơm là: 30m3 : 3m3/giờ = 10 giờ/tháng. Suy ra: 10 giờ x 400 watt/h = 4.000 w/h = 4 kw/h.
+ Máy sục khí loại nhỏ, có công suất 9 watt/h: 9 watt/h x 15h/ngày x 30 ngày = 4.050 w/h = 4kw/h. Do đó, điện năng tiêu thụ 1 tháng sẽ là: 8kw/h.
Với giá điện hiện nay ở nông thôn vào khoảng 1.000 - 1.500đ/kwh. Vậy tiền điện phải trả mỗi tháng:
8 kwh x 1.500đ/kwh = 12.000đ/tháng Nếu tính thêm phần khấu hao thiết bị, thì phần khấu hao là 10%/năm. Với tổng đầu tư là 3.600.000đ, Như vậy, phần khấu hao được tính như sau: 3.600.000đ: 10%/ năm = 360.000đ/năm hoặc 30.000đ/tháng.
Do đó, chi phí của việc sử dụng hệ thống này của mỗi hộ gia đình là: Tiền điện + khấu hao = 12.000đ + 30.000đ = 42.000đ/tháng.
Đối với các tháng mùa mưa, hàm lượng các chất hoà tan trong nước ngầm giảm nên người dân có thể tiết kiệm điện do không sử dụng máy sục khí bơm oxy không khí vào nước. So sánh một cách tương đối thì chi phí sử dụng nước qua hệ thống xử lý này chiếm 28% so với chi phí sử dụng nước máy hoặc sử dụng nước của hệ thống này sẽ tiết kiệm được khoảng 72% so với chi phí sử dụng nước máy. Mỗi tháng hộ nông dân sẽ tiết kiệm được: 150.000đ-42.000đ = 108.000đ/ tháng. Như vậy sau 33,3 tháng (3.600.000đ : 108.000đ) tương ứng gần 2,8 năm người dân sẽ hoàn vốn đầu tư thiết bị.
6.2. Hiệu quả xã hội
- Thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Giúp người dân vùng sâu, vùng xa đang sử dụng nước ngầm nhiễm phèn trong ăn uống, sinh hoạt có được nước sạch để sử dụng, hạn chế các bệnh liên quan đến đường ruột và sức khỏe người dân;
- Giúp cho người dân hiểu biết thêm về lợi ích việc sử dụng nước sạch, đồng thời hiểu biết cách tự làm hệ thống xử lý nước
ngầm nhiễm phèn và cấp nước tự động quy mô hộ gia đình. Bảo vệ sức khỏe người dân vùng sâu, vùng xa (nơi mà nước máy không thể đến được) phòng chống các bệnh hiểm nghèo có nguyên nhân từ nguồn nước không đạt yêu cầu về chất lượng nước sinh hoạt hoặc ăn uống theo Quy chuẩn quốc gia.
Kết luận
Từ những nghiên cứu và ứng dụng của thế giới và trong nước về việc xử lý nước cấp nói chung và nước ngầm nói riêng, chúng tôi đã nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn thành công giải pháp công nghệ “Quy trình xử lý nước ngầm nhiễm phèn và/ hoặc nước cứng, hoàn toàn bằng oxy không khí”. Giải pháp công nghệ này cho phép xử lý các nguồn nước cấp (nước mặt và nước ngầm), đặc biệt là nước ngầm chứa nhiều phèn sắt và/hoặc có độ cứng cao, hoàn toàn bằng oxy không khí mà không sử dụng bất kỳ hóa chất và vật liệu xúc tác nào nhằm cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh đạt yêu cầu chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT.
Giải pháp công nghệ này đơn giản, dễ áp dụng, chi phí thấp nhưng có hiệu quả cao, người dân bình thường cũng tự làm được. Giải pháp này góp phần giải quyết vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khỏe người dân, đáp ứng được tiêu chí nước sạch trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Nghệ không chỉ làm gia vị để tạo màu cho món ăn mà đặc biệt nghệ còn dùng để làm thuốc, có nhiều loại nghệ nhưng công dụng nhất là loại nghệ vàng. Nghệ có tên curcuma longa Linn thuộc họ gừng, thân rễ nghệ vàng chứa tinh dầu, ngoài ra còn có chất curcumin... Theo y học cổ truyện, nghệ vàng được phân làm hai vị thuốc. Thân rễ to được gọi là khương hoàng, các củ nhỏ mọc ra từ thân rễ được gọi là uất kim. Uất kim thường có màu đỏ hơn.
Khương hoàng có vị cay, đắng, tính ấm với công năng hành khí, phá huyết ứ, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, sinh cơ. Dùng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở, phụ nữ sau đẻ máu xấu không sạch, kết hòn cục, hoặc ứ huyết, sang chấn, té ngã, vết thương lâu liền miệng... Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Còn uất kim có vị cay, đắng hơi ngọt, tính hàn với công năng hành khí, hóa ứ, thanh tâm, giải uất, lương huyết. Dùng trị can khí uất kết, viêm gan mật, tắc mật, huyết ứ, xuất huyết đường tiêu hóa. Ngày dùng 3- 9g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Bác sỹ Lê Đắc Quý, Hội Đông y Hà Nội cho biết, nghệ có tác dụng nhuận gan, lợi mật, sát khuẩn, sát trùng. Với y học hiện đại nghệ vàng có tác dụng ức chế virus, chống oxy hóa. GS, TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, nghệ vàng là cây thuốc quý được đánh giá cao trong số vô vàn các cây thuốc cổ truyền. Hoạt chất chính tạo nên màu vàng và tác dụng của nghệ là curcumin.
Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh curcumin có nhiều hoạt tính sinh học quý như chống viêm, chống ung thư, bảo vệ gan, thận... Củ nghệ không chỉ có tác dụng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng mà nó còn có hiệu quả mạnh mẽ lên hầu hết các bệnh mạn tính như: ung thư, các bệnh tim mạch, gan mật, Alzheimer, mỡ máu…
Trong đông y, nghệ vàng dùng để chữa dạ dày, chữa vết thương lở loét, hoặc là trường hợp phụ nữ sau khi sinh khí huyết kém, da dẻ không được tươi sáng, hồng hào. Nhiều người đã dùng bột nghệ bôi khắp cơ thể, giúp cho da đàn hồi tốt và khí huyết lưu thông.
Hòa nghệ vàng với sữa, sữa chua để bôi lên mặt giúp cho da hồng hào hơn. Bột nghệ hòa với mật ong để chữa bệnh loét dạ dày, tá tràng. Bột nghệ rất tốt cho da, đối với các vết thương, bột nghệ giúp da mau liền, mau lên da non và không để lại sẹo.
PV (theo VnMedia)