và đề xuất giải pháp quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể
Ngày 17/12/2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị nghiệm thu đề tài cấp cơ sở “Khảo sát, đánh giá tình hình xác lập, sử dụng, quản lý và đề xuất giải pháp quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” do Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ chủ trì và ThS Nguyễn Khoa Diệu Hà làm chủ nhiệm đề tài.
Mục tiêu của đề tài là đánh giá được tình hình xác lập, sử dụng, quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh, qua đó Đề xuất được giải pháp quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể. Trên cơ sở đánh giá thực tế tình hình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh, nhóm thực hiện đề tài đã tổ chức điều tra 105 tổ chức sản xuất kinh doanh đã được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể hoặc các tổ chức sản xuất kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể nhưng chưa nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bằng phương pháp điều tra, khảo sát, xây dựng chuyên đề, tổ chức hội thảo đánh giá tình hình xác lập, sử dụng, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể tại địa phương..., đề tài đã đề ra các Giải pháp quản lý và phát triển nhãn tập thể phù hợp như xác định tổ chức chủ thể đứng tên đăng ký và quản lý nhãn hiệu tập thể phù hợp và giải pháp cho việc thực hiện mô hình của các chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể,
xây dựng hệ thống văn bản làm cơ sở cho công tác quản lý nhãn hiệu tập thể, xây dựng hệ thống, phương tiện quảng bá và khai thác giá trị nhãn hiệu tập thể, chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu tập thể; thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức của các thành viên trong tổ chức tập thể để nâng cao nhận thức về sử dụng, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể nói riêng và về sở hữu trí tuệ nói chung; nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ các tổ chức tập thể thực hiện việc quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể; hỗ trợ phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ...
Mặc dù còn một số hạn chế nhưng đề tài được hội đồng nghiệm thu ghi nhận về ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, khi trên địa bàn tỉnh vấn đề đăng ký nhãn hiệu tập thể còn rất hạn chế thì việc đưa ra giải pháp nhằm triển khai thực hiện đăng ký, quản lý và phát triển đối với loại tài sản sở hữu trí tuệ này sẽ nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị của sản phẩm địa phương; mở rộng thị trường; tăng hiệu quả kinh tế-xã hội của địa phương..
Ngày 06/12, Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị tổng kết và trao giải cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn đáp ứng tốt các tiêu chí bình chọn.
Đây là lần thứ 2, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn và được tổ chức ở hai cấp (huyệnthị xã và cấp tỉnh) nhằm phát hiện, tôn vinh sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước, đồng thời lựa chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh tham gia bình chọn cấp khu vực trong năm 2014. Tại cấp huyện/ thị xã đã thu hút 140 sản phẩm của 67 đơn vị sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh tham gia, tuy số lượng đơn vị tham gia có giảm so với lần tổ chức trước, nhưng số sản phẩm của các đơn vị tham gia lại tăng lên. Các địa phương có sản phẩm tham gia nhiều như huyện Phú Vang 47 sản phẩm; huyện Quảng Điền 25 sản phẩm; thị xã Hương Thủy 23 sản phẩm... Nhiều sản phẩm đã đáp ứng tốt các tiêu chí bình chọn về doanh thu, thị trường và các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật-xã hội như bộ đèn trang trí của HTX mây tre đan Bao La-Quảng Điền, Máy ép trấu của DNTN Bạch Lai-Quảng Điền, Mủ cốm cao su của Công ty Cổ phần Cao su Thừa Thiên Huế. Qua bình chọn đã có 115 sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện/thị xã và đề cử 46 sản phẩm của 34 cơ sở sản xuất tham gia bình chọn cấp tỉnh.
Tại cấp tỉnh, Hội đồng bình chọn đã lựa chọn và trao giấy chứng nhận 35 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2013, trong đó: 13 sản phẩm thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ, 13 sản phẩm chế biến nông lâm thủy sản, 04 sản phẩm nhóm thiết bị máy móc, dụng cụ cơ khí và 05 sản phẩm khác. Hội đồng bình chọn cũng đề cử 20 sản phẩm của 18 cơ sở sản xuất tham gia bình chọn cấp khu vực vào năm 2014.
Tại hội nghị tổng kết, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao những nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh để cho ra các sản phẩm công nghiệp nông thôn có chất lượng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và đặc biệt là đã khẳng định thương hiệu các sản phẩm truyền thống của vùng đất Huế. Ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu không chỉ để nhằm tôn vinh, phát hiện những sản phẩm tốt của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh mà còn giúp cho tỉnh đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề ở nông thôn để có những giải pháp, chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất và xúc tiến thương mại nhằm đưa các ngành nghề ở nông thôn ngày càng phát triển, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Dịp này, Hội đồng bình chọn cấp tỉnh đã trao 18 giải thưởng gồm 08 giải ba, 06 giải nhì và 04 giải nhất trong tổng số 35 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.
PV