Probiotic trong nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 25 - 26)

Hình 3.8: Chế phẩm Bio-Probiotic

Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi. Ngoài ra, còn các hóa chất, kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi trồng cũng dư đọng lại mà không được xử lý. Việc hình thành lớp bùn đáy do tích tụ lâu ngày của các chất hữu cơ, cặn bã là nơi sinh sống của các vi sinh vật gây thối, các vi sinh vật sinh các khí độc như amôniắc, nitrit, hydrogen, sunphua.... Các vi sinh vật gây bệnh như: Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus... nhiều loại nấm và nguyên sinh động vật

Phần lớn các vi sinh vật gây bệnh kể trên là một phần của hệ sinh vật bình thường trong môi trường (nước biển, ao hồ, sông rạch). Chúng được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp hoặc gây bệnh cơ hội. Một khi sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong ao nuôi bị phá vỡ, các vi sinh vật có hại sẽ phát triển ồ ạt và sớm cộng hưởng với các yếu tố có hại khác để gây bệnh cho tôm cá.

Theo một số những công trình công bố gần đây, trong nuôi trồng thủy sản, cơ chế hoạt động của vi khuẩn Probiotics có thể theo các khía cạnh:

- Cạnh tranh loại trừ vi khuẩn gây bệnh hoặc tạo ra hoạt chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

- Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường dinh dưỡng cho vật nuôi. - Cung cấp men tiêu hóa để gia tăng quá trình tiêu hóa ở vật nuôi.

- Trực tiếp hấp thụ hoặc phân hủy vật chất hữu cơ hoặc chất độc trong nước cải thiện chất lượng nước.

- Thay đổi quá trình trao đổi chất của vi khuẩn và/ hoặc kích thích hệ miễn dịch của vật chủ.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế tối đa khả năng sử dụng kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh thủy sản là khuynh hướng đúng nhằm tránh khả năng tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và con người. Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tính năng của các dòng vi khuẩn trong chế phẩm là yếu tố quan trọng nhất. Hiện nay, hiệu quả sử dụng của probiotics chỉ được khẳng định đối với các trường hợp sử dụng trong điều kiện môi trường được kiểm soát tốt (phòng thí nghiệm, trại sản xuất giống hoặc trại nuôi trong nhà). Trường hợp ở các ao nuôi ngoài trời, điều kiện môi trường biến động lớn thì hiệu quả sử dụng của probiotics chưa được chứng minh một cách rõ ràng.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)