Chế phẩm EM trong nuôi trông thủy sản

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 27 - 28)

Nhóm vi sinh vật trong chế phẩm EM

- Nhóm vi khuẩn quang hợp: Rhodopreudomonas. - Nhóm vi khuẩn lactobacillus.

- Nhóm xạ khuẩn: Strepptomyces. - Nhóm nấm men: Sacchamyces.

- Nhóm nấm: Aspergillus và Penicillium.

Hình 3.10:Chế phẩm EM

Vai trò của nhóm vi sinh vật này dược thể hiện ở chỗ nó "tiêu thụ" các chất hữu cơ phát sinh trong qúa trình sinh trưởng và phát triển vật nuôi trong ao hồ. Nói cách khác EM có tác dụng phân giải các chất hữu cơ hòa tan và không hoàn tan từ uế chất của tôm, từ thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao nuôi; tạo được sự ổn định và duy trì chất lượng nước, màu nước trong ao nuôi. Ngoài ra còn gây ức chế các vi sinh vật gây bệnh. Bản chất sinh – lý hóa của EM còn được thể hiện ở chỗ nó không hoạt động ở môi trường khô, chỉ hoạt động mạnh trong môi trường nước, khi gặp nước, các Enzym được kích hoạt và bắt đầu thực sự phân giải rất mạnh.

Chính sự phân giải đó đã tạo ra các cơ chất làm thức ăn cho các chủng Rhodopreudomonas, lactobacillus phát triển sinh khối tăng nhanh tạo ra duy truyền phân hủy các chất thải, các chất lơ lửng rồi kết tụ lắng xuống đấy ao, giúp môi trường

ao nuôi trong sạch, qúa trình này diễn ra liên tục theo chu kỳ kép kín, chiều hướng tích cực có lợi cho môi trường nuôi.

Lactobacillus Sacchamyces

Hình 3.11: Một số vi khuẩn trong chế phẩm EM

Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đã đạt được kết quả cao. Một mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến – kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh tại xã Định Thành – Bạc Liêu đã thu dược hiệu quả cao. Mô hình nuôi tôm này được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh phối hợp với Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành năm 2012. Đến nay tổng diện tích tham gia dự án là 337,2ha. Năng suất bình quân sau thu hoạch đạt 275kg/ha/6 tháng, tăng 30 - 50kg so với vụ nuôi năm đầu thực hiện dự án (2012 - 2013), lợi nhuận gần 40 triệu đồng/ha/năm.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)