Phóng thích oxygen từ rễ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 36)

Các loài thực vật bậc cao thích ứng bản thân rất nhanh khi có sự thiếu hụt oxygen trong đới rễ cây. Một số thì rất nhạy cảm và dẫn đến chết, số khác thì thích nghi với điều kiện thiếu oxygen với nhiều cơ chế khác nhau (Vartapetian và Jackson, 1997). Các cơ chế đó được biết đến ở các loài thực vật đầm lầy, vốn có khả năng cung cấp thêm oxygen cho rễ từ lá của chúng. Sự bổ sung không khí từ lá cho rễ chịu ảnh hưởng bởi một loại mô bào đặc biệt gọi là mô thông khí. Loại mô này chiếm đến 60% tổng thể tích mô bào của thực vật.

Sự chênh lệch nhiệt độ ở bên trong T1 và nhiệt độ môi trường xung quanh T2 đối với các lá non sẽ hình thành nên một dòng di chuyển không khí từ môi trường ngoài vào trong lá (hiệu ứng Knudsen). Nhiệt độ bên trong T1 càng cao, số dòng di chuyển không khí sẽ tăng lên nhằm hạn chế dòng di chuyển ngược trở lại môi trường và cuối cùng làm cho áp suất bên trong lá P1 tăng lên. Phần áp suất dư dương P1 cộng với áp suất dư âm P¬2 trong các mô tiêu thụ oxygen của rễ có được là do độ hòa tan CO2 cao hơn so với lượng O2 tiêu thụ thông qua dòng đối lưu không khí bên trong thực vật nhờ hệ thống mô thông khí. Nhờ có dòng đối lưu khí này mà hiệu suất cung cấp O2 cao hơn so với khi chỉ có một dòng khuếch tán O2. Điều đó đảm bảo cung cấp đủ O2 trong suốt quá trình vận chuyển đến các đầu rễ và sâu trong rễ như ở loài Phragmites. Cuối cùng, dòng khí thoát ra từ các lá già bởi vì có sự cân bằng áp suất giữa áp suất dư dương P1 của lá non so với áp suất P0 của môi trường bao quanh lá già.

Dòng oxygen đi xuyên vào trong rễ có vai trò không chỉ là sự hô hấp của rễ. Đó cũng có thể là các rễ trẻ phóng thích oxygen qua vách ngăn bộ rễ vào môi trường đất của rễ cây (Armstrong và cộng sự, 1991).

Sự tạo ra oxygen trong môi trường đất của rễ cây làm thay đổi các điều kiện oxy hóa – khử của các vùng thiếu oxygen và dẫn đến các quá trình oxy hóa hữu cơ và vô cơ. Quá trình giúp gia tăng hiệu quả xử lý nước thải và cải tạo đất.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)