Một số thực vật dùng trong hệ thống đất ngập nước

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 31 - 32)

4 Vai trò của thực vật trong hệ thống đất ngập nước

Có hàng trăm loài thực vật ngập nước khác nhau (Mũhlberg, 1980). Việc ứng dụng những loài thực vật đó trong các hệ thống mô phỏng đất ngập nước để xử lý nước thải thì phụ thuộc vào các đặc điểm thích nghi của chúng khi được trồng ở vùng đất ngập nước và chịu đựng được các thông số cực hạn khác nhau về hóa học đất cũng như nước (hoặc nước thải), ví dụ như:

 Hàm lượng Oxygen (với môi trường chủ yếu là kỵ khí, có mặt H2S)  Giá trị pH

 Thành phần độc tính của nước thải (phenol, chất hoạt động bề mặt, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, v.v… )

 Độ mặn.

Đa số các loài thực vật đầm lầy có thể được trồng ở các điều kiện trên, chúng có thể thích ứng trong điều kiện yếm khí ít hoặc nhiều trong đất bằng cách tác động đến con đường thu nhận không khí vào rễ ở trong nước. Các thí nghiệm thực tế đã tìm ra được hàng chục loài khác nhau có thể thích nghi với những điều kiện đó.

Bảng 4.1: Các loài thực vật được sử dụng phổ biến để xử lý nước thải trong các hệ thống mô phỏng ngập nước.

Loài Đặc điểm

Pharagmite australis (cây sậy)

Phân bố toàn cầu. Giá trị pH tối ưu: 2 – 8.

Ngưỡng chịu đựng độ mặn: < 45g/l.

Typha latifolia Phân bố toàn cầu.

Giá trị pH tối ưu: 4 – 10.

Ngưỡng chịu đựng độ mặn: < 1g/l.

Typha angustifolia Phân bố toàn cầu.

Giá trị pH tối ưu: 4 – 10.

Ngưỡng chịu đựng độ mặn: 15 – 30 g/l.

Scripus sp. (cây cỏ nến) Phân bố toàn cầu. Giá trị pH tối ưu: 4 – 9.

Juncus sp. (cây bấc, cây cói)

Phân bố toàn cầu.

Giá trị pH tối ưu: 5 – 7.5.

Ngưỡng chịu đựng độ mặn: 0 – 25 g/l, tùy vào loài.

Iris pseudacorus Carex sp. (cây cói túi, cây

lách)

Phân bố toàn cầu.

Giá trị pH tối ưu: 5 – 7.5.

Ngưỡng chịu đựng độ mặn: < 0.5g/l.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)