3.1.3.1 Nguyên nhân trực tiếp
- Mở rộng diện tích đất canh tác: việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ làm co hẹp diện tích phân bố tự nhiên và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của 5 các loài thực vật bản địa và các loài quý hiếm khác. Các hoạt động của con người trong nông nghiệp còn mang theo các mầm mống cỏ dại xâm chiếm sinh cảnh của các loài bản địa; phân tán các hợp chất hóa học, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... ảnh hưởng đến HST tự nhiên trước đây.
- Khai thác tài nguyên sinh học thiếu bền vững : Các hoạt động săn bắn, đánh bắt cá, hoặc thu hoạch quá mức một loài hoặc một quần thể có thể dẫn tới sự suy giảm của loài hoặc quần thể đó.
21
- Cháy rừng: Hàng năm vẫn xảy ra các vụ cháy rừng vào mùa khô, tuy nhiên mức độ và diện tích cháy không đáng kể. Không có một vụ cháy tự nhiên nào xảy ra, tất cả đều là do người dân sống trong khu vực gây nên. Họ đi vào rừng, vô ý gây ra các vụ cháy ảnh hưởng trực tiếp đến các loài cây tái sinh và các loài cây thân thảo, cây con, chồi non, đồng thời hủy diệt phần lớn các sinh vật đất.
Cháy rừng thường xuyên và liên tục sẽ làm thảm rừng Tràm ngày càng thu hẹp, các loài động thực vật, chim thú và nguồn lợi như các đồng, mật ong… bị suy giảm nghiêm trọng… Cháy rừng Tràm, bên cạnh việc mất đi nguồn lợi về củi gỗ, mật ong, thiêu hủy nơi trú ngụ của các loại như cá đồng, rùa rắn, động vật rừng và các loài lưỡng cư, các loài chim… với tính đa dạng sinh học phong phú vào loại bậc nhất của hệ sinh thái ngập nước mà còn làm mất đi nguồn tài nuyên than bùn nguyên sinh mà con người không thể tái tạo được; dẫn đến sinh cảnh, số lượng và thành phần loài sẽ suy giảm, chất lượng đât ngày càng xấu đi do bị mất đi lớp thảm thực vật bao phủ.
- Xâm nhập của các loài ngoại lai: Khó khăn trong quản lý và kiểm soát sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai trong thời gian qua, gây ra hoạt động chèn ép các loài bản địa. Ở một số loài có khả năng thụ tinh chéo, chúng còn làm rối loạn hệ thống gen các loài sinh vật bản địa. Thực tế cho thấy, cá trê phi, ốc bươu vàng, chuột hải ly, rùa tai đỏ, cá lau kiếng,... khi về Việt Nam với mong ước là tạo ra một nguồn lợi mới. Những lợi ích kinh tế ban đầu như cá to, nặng ký, rùa có màu sắc bắt mắt làm cảnh, sinh sản nhanh,... khiến người ta chưa tính đến những tác hại đối với các loài bản địa.
Loại thực vật ngoại lai điển hình ở Đồng Tháp là cây mai dương (tên khoa học là Mimosa pigra) tập trung chủ yếu là VQG Tràm Chim. Cây mai dương đang đe dọa các vùng đất ngập nước trong các khu bảo tồn. Chúng có khả năng tạo ra chất độc ở rễ ức chế sự sinh trưởng của các cây khác, chịu đựng được thay đổi của môi trường, tốc độ sinh sản nhanh và phát tán dễ dàng, làm thương tổn hoặc độc hại cho các loài động vật sống trong khu bảo tồn, gây ô nhiễm nguồn nước… Về lâu dài, vốn gen của rừng và khu
22
bảo tồn, hệ sinh thái dần bị xói mòn. Có thể nói rằng sự xâm lấn của các loài ngoại lai là một trong những yếu quan trọng làm biến đổi tài nguyên và môi trường tại các khu bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái nhạy cảm ở Đồng Tháp. Hiện nay, sự xâm lấn của cây mai dương đang trở thành mối hiểm họa do khả năn gphast tán và sinh trưởng cây mai dương đang trở thành mối hiểm họa do khả năng phát tán và sinh trưởng mạnh. Ngoài ra, trong thân cây mai dương có chứa một loại acid amin là mimosin có thể gây độc đối với nhiều loài động vật, mai dương xâm lấn cả những cây bản địa, làm thay đổi thảm thực vật, hệ động vật, làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của cộng đồng dân cư.
3.1.3.2 Nguyên nhân gián tiếp
- Áp lực gia tăng dân số: Dân số gia tăng dẫn đến nhu cầu đất canh tác tăng, làm thu hẹp diện tích hệ sinh thái tự nhiên, nhất là vùng đất ngập nước phèn; dẫn đến tài nguyên sinh học bị khai thác nhiều hơn như gỗ, lương thực, thực phẩm, thủy sản; nhu cầu xây dựng hạ tầng gia tăng như đường giao thông, năng lượng làm chia cắt các quần thể tự nhiên; gia tăng sự náo động của các khu vực yên tỉnh trước đây, như tiếng ồn, ô nhiễm không khí từ phương tiện đi lại, dầu, khí thải, chất đốt.
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu : Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học có sự tương tác với nhau trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của tự nhiên. Biến đổi khí hậu làm thay đổi sự đa dạng sinh học thông qua sự biến đổi của môi trường.
- Phát triển du lịch: Việc can thiệp ngày càng sâu vào đời sống hoang dã của các loài chim đã gây nên sự sợ hãi, phá vỡ chu kỳ sinh học vốn có, thay đổi tập quán sinh sống của chúng và hậu quả làm suy giảm về số lượng cá thể và loài. Cụ thể là: nếu như năm 1998 Sếu về hơn 380 con thì sàn năm 1999 Sếu về chỉ còn 210 con. Trong mùa khô năm 2003 Sếu về Tràm Chim tiếp tục giảm xuống còn 100 con.
23
Hoạt động vui chơi giải trí của khách du lịch cũng gây những tác động xấu đến môi trường và đời sống của các động vật hoang dã, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào loại hình vui chơi, tần suất và mức độ ảnh hưởng làm phá vỡ cân bằng sinh thái môi trường sống, mất đi cảnh quan tự nhiên, làm cho một số loài động thực vật dần mất đi nơi cư trú. Ngoài ra, một số hành động thái quá của du khách như chặt cây, bẻ cành, săn bắt chim thú là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tài nguyên sinh học trong các khu bảo tồn.