3.1.1 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở Vườn quốc gia Tràm Chim có thể chia thành hai nhóm. Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật do sự quản lý của Vườn quốc gia: nhà nghỉ có tất cả 07 phòng, sức chứa khoảng 21 người/đêm; 01 nhà ăn có thể phục vụ được cùng lúc khoảng 100 khách; 03 chiếc tắc ráng có thể chuyên chở từ 27 đến 36 người/lượt; 01 Trung tâm du khách có thể tiếp nhận cùng lúc khoảng 30 - 40 người; 01 sân tennis, 06 đài quan sát, 01 nhà nghỉ chân giữa rừng. Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật của người dân ở các xã và thị trấn vùng đệm Vườn quốc gia có khoảng 09 nhà nghỉ có khả năng đón tiếp 180 lượt khách/đêm
3.1.2 Các tuyến tham quan
Khi tham quan, du khách buộc phải ngồi trên tắc ráng chạy dọc theo các con kênh len lỏi trong VQG, sau đó lên nhà nghỉ chân giữa rừng hoặc chòi quan sát để ngắm cảnh, chụp ảnh, câu cá, ăn uống, vệ sinh. Khi các hoạt động hoàn tất du khách lại tiếp tục xuống tắc ráng để tham quan đoạn đường còn lại và trở về nơi xuất phát ban đầu. Các tuyến tham quan chính tại VQG Tràm Chim:
Tuyến 1:
24
Theo tuyến này du khách sẽ được tham quan phía Tây khu A1, một khu đất ngập nước mang đậm nét hoang sơ với các sinh cảnh rừng tràm và đồng cỏ ngập nước theo mùa của vùng Đồng Tháp Mười.
Tuyến 2:
Tổng chiều dài 28 km. Thời gian chạy xuồng là 2 giờ 45 phút.
Theo tuyến này, du khách được tham quan hầu hết các sinh cảnh chủ yếu của hệ sinh thái đất ngập nước, có cơ hội quan sát các loài chim nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (A1) của VQG.
Tuyến 3:
Tổng chiều dài của tuyến 28 km. Thời gian chạy xuồng là 1 giờ 30 phút.
Theo tuyến này du khách được tham quan các sinh cảnh lúa ma, cỏ năng và các loài chim nước.
Tuyến 4:
Tổng chiều dài của tuyến 17 km. Thời gian chạy xuồng là 1 giờ.
Theo tuyến này du khách được tham quan hai kiểu sinh cảnh chủ yếu của hệ sinh thái đất ngập nước của Đồng Tháp Mười và có cơ hội quan sát bãi chim nước trong phân khu A2 của VQG.
Tuyến 5:
Tổng chiều dài của tuyến 12 km. Thời gian chạy xuồng là 45 phút.
Tuy thời gian không nhiều nhưng du khách sẽ được ngắm nhìn một cách tổng quát VQG Tràm Chim. Tất cả các tuyến du lịch đều có cảnh quan gần giống như nhau. Khi tham quan bất kỳ tuyến nào du khách cũng đều có dịp thấy được rừng tràm, năn, cỏ
25
ống, cỏ mồm, lúa ma, bèo hoa dâu, sen; các loài chim nước như cò trắng, cò ma, trích, cúm núm, cồng cộc, le le, …
3.2 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động DLST đến bảo tồn ĐDSH
Hoạt động chính diễn ra thường xuyên bao gồm:
Câu cá
Nghiên cứu khoa học
Ăn uống phục vụ khách
Lưu trú của khác
Xem chim (Đặc biệt là Sếu đầu đỏ)
Tham quan cảnh quan thiên nhiên
Bơi thuyền, tham quan bằng tắc ráng
Thu hoạch lúa ma
Cắm trại trong rừng
Xem biễu diễn đờn ca tài tử
3.3 Tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim học ở VQG Tràm Chim
Hoạt động DLST là 1 trong những hoạt động góp phần bảo tồn ĐDSH của VQG. Tuy nhiên, việc kiểm soát các hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng đến HST, đến các loài động–thực vật và môi trường nơi diễn ra hoạt động DLST. Thường xuyên xem xét, kiểm tra mức độ của các tác động của DLST đến công tác bảo tồn sẽ góp phần duy trì hoạt động DLST, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn ĐDSH nơi đây.
26
3.3.1 Tác động tích cực
Tạo nguồn kinh phí bảo tồn cho VQG
Cung cấp kinh phí cho các khu bảo tồn là mối quan tâm chính của các nhà bảo tồn. Theo ghi nhận của TT. DLST&GDMT, doanh thu hoạt động DL từ các nguồn chính: dịch vụ lưu trú, cho thuê dụng cụ dã ngoại và các dịch vụ khác ( ăn uống, bán hàng lưu niệm, cắm trại…). Như vậy, hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim đã làm tốt vai trò của mình góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn của Vườn ngày càng tốt hơn.
Bảng 3.2 Doanh thu du lịch của tỉnh Đồng Tháp
Năm 2014 2015 2016 Tổng doanh thu 19,08 tỷ đồng 360 tỷ đồng 487,78 tỷ đồng Tổng lượt khách du lịch 91.356 lượt khách trong đó có 3.103 khách quốc tế 2.290.000 lượt khách trong đó có 50.000 khách quốc tế 2.663.050 khách. Trong đó có 68.714 lượt khách quốc tế. Tăng trưởng so với năm trước
25,98 % 23,3 % 17,45 %
Nguồn: Cục thống kê Đồng Tháp Qua bảng thống kê trên cho ta thấy doanh thu du lịch đều tăng dần qua các năm. Do sự tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng - kỹ thuật cũng như đào tạo con người trong lĩnh vực du lịch. Trong đó, lượt khách quốc tế đến Đồng Tháp tăng dần theo mỗi năm kéo theo sự tăng lên của doanh thu trong các lĩnh vực phục vụ du lịch. Doanh thu du lịch của VQG là doanh thu từ thu phương tiện theo tuyến kết hợp với các dịch vụ nhỏ lẻ: thu
27
phòng nghỉ, thu dịch vụ câu cá, thu phương tiện… Mùa cao điểm là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa thấp điểm là các tháng còn lại. Khách đến đây chủ yếu là khách nội địa với mục đích tham quan, nghiên cứu khoa học…
Tạo sinh kế, nâng cao đời sống người dân vùng đệm
Áp lực của cộng đồng dân cư lên khu bảo tồn nói chung và ĐDSH nói riêng là vấn đề chung của thế giới và Việt Nam. Việc quy hoạch các khu bảo tồn lấy mất đi nguồn sống của cộng đồng dân cư nơi đó. Mất đất canh tác, việc vào rừng tìm thức ăn, săn bắt…bị cắm bởi công tác bảo tồn, trong khi chính sách hỗ trợ đời sống cho cộng đồng quanh VQG còn rất hạn chế. Áp lực về tăng dân số và đói nghèo trở thành vấn đề nan giải. Với áp lực đời sống như thế, việc phát triển DLST là một trong những giải pháp hữu hiệu để cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương.
Nâng cao công tác bảo tồn đa dạng sinh học
Những nét đặc sắc về nền văn hóa của cộng đồng người dân vùng đệm là một yếu tố thu hút lượng lớn KDL. Việc đó giúp nâng cao nhận thức của người dân, tạo điều kiện phát triển tri thức. Giúp người dân nhận ra giá trị của nền văn hóa truyền thống và tạo động lực để họ giữ gìn và phát triển chúng
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục môi trường
Lồng ghép chương trình GDMT vào hoạt động DLST để du khách có thể nhận thức giá trị và tầm quan trọng của TNTN. Họ sẽ không chỉ tôn trọng khu vực họ tới tham quan mà cả những khu vực khác họ đến trong tương lai
3.3.2 Tác động tiêu cực
Tác động đến thảm thực vật – hệ sinh thái:
Sự mất mát tài nguyên thực vật, HST bị ảnh hưởng do việc phát quang thảm thực vật để làm đường mòn du lịch là không thể tránh khỏi. Hoạt động này ảnh hưởng rất lớn
28
đến các loài thực vật, đời sống động vật xung quanh, mỗi đường mòn được tạo ra đồng nghĩa với hệ thực vật bị phá huỷ. Thảm thực vật – HST chịu nhiều sự ảnh hưởng từ hoạt động DLST của khách, chủ yếu là hoạt động đi bộ, chèo thuyền, chạy xuồng máy trong rừng, xuyên theo các tuyến đường mòn du lịch.
Một lượng lớn KDL đến VQG và sử dụng dịch vụ câu cá, chính hoạt động này gây ra tác động tiêu cực đến HST bởi lẽ: Để tránh bị vướng lưỡi câu dưới cỏ mà một số KDL đã khoanh vùng và móc hết lớp cỏ đó lên bờ; thậm chí còn sử dụng hóa chất để thu hút cá gây ô nhiễm môi trường, bẻ các cành cây cho vào thùng chứa cá ,...
Hằng năm, lượng học sinh, sinh viên về VQG tham quan, học tập nghiên cứu với lượng đông. Với sự hiếu động, tò mò của tuổi trẻ khi tận mắt chứng kiến nhiều loài thực vật lạ, quý hiếm, ý thích và ham muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp sẽ dẫn đến sự chen lấn nhau và vô tình dẫm đạp lên các loài thực vật để chụp được hình.
Đường mòn tạo ra là để cho du khách tham quan có thể nhận thức tốt hơn về môi trường sống, tăng thêm ý thức bảo vệ thế nhưng những hoạt động hay tác động nào không cần thiết thì cố gắng hạn chế và nếu như hoạt động được xem xét là ít tác động xấu hoặc tác động xấu ở mức có thể chấp nhận được thì mới tiến hành.
Bên cạnh đó, cắm trại là một hình thức vui chơi lành mạnh, giúp tạo ra một sân chơi bổ ích cho tất cả du khách tham quan muốn khám phá, tận hưởng không khí trong lành của rừng Tràm. Đây cũng là một cách giúp VQG quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng. Vì nếu tổ chức tốt hoạt động này, thì du lịch nơi đây sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong tỉnh và các khu vực lân cận. Hơn thế nữa sẽ có nhiều tuyến du lịch phát triển hơn nhờ loại du lịch hình này.
Ảnh hưởng đến các loài động vật:
Đối với các loài động vật thì hoạt động xây dựng và tổ chức DLST sẽ gây ra những tác động nhất định. Việc phát triển các loại hình DLST như: xem chim - thú, đi
29
bộ trong rừng, cắm trại, chèo thuyền, chạy xuồng máy,...góp phần thu hút một lượng lớn KDL đến với VQG nhưng song song đó thì các loại hình du lịch trên cũng chính là nguyên nhân của tác động không mong muốn đối với các loài động vật trong khuôn viên VQG.
Tuy đường mòn du lịch được đưa vào hoạt động không gây ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến động vật lớn nhưng các tác động kèm theo có thể gây ảnh hưởng như các loài chim, động vật có thể bị săn bắt do ý thức kém của các du khách đi du lịch mà không có sự hướng dẫn của HDV. Hay việc KDL gây ra tiếng ồn khi trong thấy một loài chim, thú trong hành trình sẽ làm cho các loài động vật bị hoảng sợ và sự xuất hiện của các du khách làm chúng tránh xa khu vực đường mòn hơn.
Và việc phát tuyến đường mòn tham quan ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh sống và tập tính kiếm ăn của các loài động vật. Gây ra hiệu ứng đường biên, thu hẹp khoảng cách di chuyển kiếm ăn, sinh sống của các loài xung quanh đường mòn.
Bên cạnh đó, tại các khu vực cắm trại thì sự xuất hiện của các loài động vật là hầu như không có. Sụ ồn ào tại khu vực cắm trại cùng với các hoạt động như nấu nướng, trò chơi team bulding hay đốt lửa trại làm cho các loài động vật tránh xa những khu vực trên, khoảng cách kiếm ăn, di chuyển và sinh sống của các loài động vật cũng bị ảnh hưởng, nhất là khi các hoạt động này diễn ra thường xuyên.
3.4 Định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Tràm Chim sinh học tại VQG Tràm Chim
3.4.1 Giải pháp quản lý tài nguyên
Cháy rừng là một trong các nguyên nhân nguy hiểm nhất gây tổn hại đến toàn HST, vì vậy cần tăng cường tập huấn cán bộ nhân viên về công tác phòng cháy chữa cháy. Thường xuyên cử nhân viên kiểm tra vào những ngày nắng nóng, phục hồi và tái phủ xanh thực vật khi bị tổn hại.
30
Các loài ngoại lai đang là vấn đề nóng tại VQG Tràm Chim, đặc biệt là cây Mai Dương. Sự sinh trưởng quá mức của cây Mai Dương sẽ lấn át môi trường sống của các loài khác, trong đó có năng kim – thức ăn của Sếu đầu đỏ. Vì vậy cần có biện pháp triệt để để xử lý các loài ngoại lai.
Cần liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc giữ gìn và bảo vệ rừng, tổ chức các chương trình truyền thông môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người dân địa phương về bảo vệ môi trường tự nhiên. Ngăn chặn các hành vi xâm hại đến HST của dân địa phương và KDL như săn bắn các loài chim, thú, bẻ cành, khai thác gỗ, đánh bắt cá trong khu vực VQG,…
3.4.1 Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường
Khuyến cáo khách du lịch không amng nhiều thức ăn, đặc biệt là bao nilong vào bên trong rừng. VQG cần có các túi thân thiện với môi trường (túi tự phân hủy) để cung cấp cho KDL khi họ cần sử dụng.
Bố trí thêm các thùng rác tại các vị trí cần thiết như: điểm dừng chân bên trong rừng, đài quan sát; nên bố trí các thùng rác loại nhỏ trên phương tiện đi lại.
Thường xuyên kiểm tra (định kì) máy móc thiết bị, phương tiện di chuyển, đặc biệt là các phương tiện di chuyển trên sông có sử dụng xăng dầu để tránh gây đổ, tràn dầu ra sông gây ô nhiễm môi trường nước.
3.4.3 Giải pháp quản lý, tổ chức hoạt động du lịch
Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của DLST và có chiến lược phát triển phù hợp thì công tác quản lý và chất lượng nhân lực đóng vai trò quan trọng. Chỉ khi nguồn nhân lực có chất lượng, nhân viên có trình độ và kiến thức thì mới tạo ra được môi trường DL chất lượng, có sức thu hút và không làm tổn hại đến HST.
Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật phục vụ DL của VQG tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển DL và chưa thỏa mãn tiêu chí của DLST. Để đảm bào
31
phát triển hoạt động DL và hạn chế tác động xấu đến môi trường tự nhiên, các hạng mục cần phải được quan tâm như: nhà vệ sinh, cơ sở lưu trú, của hàng quà lưu niệm,..
32
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ Kết luận
Tràm Chim là một trong những VQG có nhiều lợi thế để phát triển DLST. Vì nơi đây còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn HST đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười cổ xưa nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ngoài ra, những cư dân vùng đệm VQG còn có những nét sinh hoạt, văn hóa mang đậm sắc thái văn hóa của cư dân vùng lũ mà chỉ có vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên mới có được.
Bên cạnh những lợi ích thì việc phát triển DLST cũng tạo ra những tác động tiêu cực nhất định, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG. Các hoạt động liên quan đến giáo dục môi trường cho du khách và người dân địa phương ở Vườn quốc gia trong những năm qua đã được thực hiện thông qua Trung tâm du khách và những nhân viên trong Ban du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được khắc phục nhằm phát huy tối đa vai trò của giáo dục môi trường trong việc hình thành thái độ, trách nhiệm của du khách và dân cư địa phương đối với tài nguyên và môi trường du lịch.
Du lịch ở vườn quốc gia Tràm Chim là du lịch thiên nhiên mang màu sắc du lịch sinh thái chứ chưa phải là du lịch sinh thái đích thực. Đây là điểm chung cho tất cả các vườn quốc gia ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Do đó, Ban quản lý và điều hành du lịch ở Vườn quốc gia Tràm Chim cần nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái trên thế giới cũng như ở Việt Nam để vận dụng vào phát triển du lịch ở Tràm Chim theo hướng du lịch sinh thái đích thực sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho công tác bảo tồn tài nguyên và vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.
33
Kiến nghị
- VQG nên tiến hành điều tra thống kê lại số lượng và thành phần loài để có thông