Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN SINH THÁI ỨNG DỤNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM (Trang 35 - 41)

Khuyến cáo khách du lịch không amng nhiều thức ăn, đặc biệt là bao nilong vào bên trong rừng. VQG cần có các túi thân thiện với môi trường (túi tự phân hủy) để cung cấp cho KDL khi họ cần sử dụng.

Bố trí thêm các thùng rác tại các vị trí cần thiết như: điểm dừng chân bên trong rừng, đài quan sát; nên bố trí các thùng rác loại nhỏ trên phương tiện đi lại.

Thường xuyên kiểm tra (định kì) máy móc thiết bị, phương tiện di chuyển, đặc biệt là các phương tiện di chuyển trên sông có sử dụng xăng dầu để tránh gây đổ, tràn dầu ra sông gây ô nhiễm môi trường nước.

3.4.3 Giải pháp quản lý, tổ chức hoạt động du lịch

Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của DLST và có chiến lược phát triển phù hợp thì công tác quản lý và chất lượng nhân lực đóng vai trò quan trọng. Chỉ khi nguồn nhân lực có chất lượng, nhân viên có trình độ và kiến thức thì mới tạo ra được môi trường DL chất lượng, có sức thu hút và không làm tổn hại đến HST.

Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật phục vụ DL của VQG tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển DL và chưa thỏa mãn tiêu chí của DLST. Để đảm bào

31

phát triển hoạt động DL và hạn chế tác động xấu đến môi trường tự nhiên, các hạng mục cần phải được quan tâm như: nhà vệ sinh, cơ sở lưu trú, của hàng quà lưu niệm,..

32

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ Kết luận

Tràm Chim là một trong những VQG có nhiều lợi thế để phát triển DLST. Vì nơi đây còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn HST đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười cổ xưa nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ngoài ra, những cư dân vùng đệm VQG còn có những nét sinh hoạt, văn hóa mang đậm sắc thái văn hóa của cư dân vùng lũ mà chỉ có vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên mới có được.

Bên cạnh những lợi ích thì việc phát triển DLST cũng tạo ra những tác động tiêu cực nhất định, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG. Các hoạt động liên quan đến giáo dục môi trường cho du khách và người dân địa phương ở Vườn quốc gia trong những năm qua đã được thực hiện thông qua Trung tâm du khách và những nhân viên trong Ban du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được khắc phục nhằm phát huy tối đa vai trò của giáo dục môi trường trong việc hình thành thái độ, trách nhiệm của du khách và dân cư địa phương đối với tài nguyên và môi trường du lịch.

Du lịch ở vườn quốc gia Tràm Chim là du lịch thiên nhiên mang màu sắc du lịch sinh thái chứ chưa phải là du lịch sinh thái đích thực. Đây là điểm chung cho tất cả các vườn quốc gia ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Do đó, Ban quản lý và điều hành du lịch ở Vườn quốc gia Tràm Chim cần nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái trên thế giới cũng như ở Việt Nam để vận dụng vào phát triển du lịch ở Tràm Chim theo hướng du lịch sinh thái đích thực sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho công tác bảo tồn tài nguyên và vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

33

Kiến nghị

- VQG nên tiến hành điều tra thống kê lại số lượng và thành phần loài để có thông tin chính xác hơn để bảo tồn đa dạng dạng sinh học.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phuoeng cũng như KDL về bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên tại VQG Tràm Chim.

- Cần thực hiện sớm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, bảo vệ bền vững ĐDSH nói riêng, môi trường du lịch nói chung

- Cần mở rộng nghiên cứu về các vấn đề về bảo tồn ĐDSH đặc biệt là Sếu đầu đỏ, nghiên cứu xử lý các loài ngoại lai triệt để hơn,…

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô An, 2013. Tài liệu môn học Du lịch sinh thái, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.

2. Ngô An, 2013. Tài liệu môn học Quản lý tài nguyên rừng, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.

3. Lê Huy Bá, 2006. Du lịch sinh thái, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.

4. Nguyễn Văn Thuật, 2016. Ý kiến mới về du lịch sinh thái. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Nai, số 1 -2016

5. Báo cáo tổng hợp 2002 quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2001 –

2010 và định hướng đến 2020. Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp – Sở Thương Mại

và Du Lịch.

6. Dự án đầu tư bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 5 năm (2009 – 2013). Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – VQG Tràm Chim.

7. Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2013-2020. Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – Vườn quốc gia Tràm Chim.

8. Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. Trung tâm kỹ thuật môi trường CEE

9. Báo cáo Tình hình hoạt động và phương thức hoạt động Vườn Quốc Gia Tràm Chim, 2011. Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – Vườn quốc

35

10. Báo cáo Tình hình hoạt động và phương thức hoạt động Vườn Quốc Gia Tràm Chim, 2012. Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – Vườn quốc

gia Tràm Chim.

11. Báo cáo Tình hình hoạt động và phương thức hoạt động Vườn Quốc Gia Tràm Chim, 2013. Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – Vườn quốc

gia Tràm Chim.

12. Báo cáo Tình hình thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học theo Quyết định số

1250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp

13. Kế hoạch Phát triển Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim, giai đoạn 2014-2015. Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – Vườn quốc gia Tràm Chim.

14. Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2014 15. Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2015 16. Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2016

17. Lê Văn Minh, 2009. Định hưỡng chiến lược phát triển du lịch sinh thái.

Nxb Khoa học xã hội – Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 367 tr.

18. Lê Huy Bá, 2000 Tài nguyên Môi trường và phát triển bền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

19. Phạm Trung Lương, 2002. Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam

20. Nguyễn Trọng Nhân và Lê Thông, 2010. Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái

36

21. Phạm Xuân Hậu, 2016. Giải pháp tăng cường thu hút khách cho điểm đến du lịch

khu Ramsar Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp). Tạp chí Khoa học Đại học Văn

hiến số 11.

22. Phan Văn Mạch và nnk, 2012. Đa dạng sinh học, tác động và đề xuất ứng phó với

biến đổi khí hậu khu vực thị trấn Tràm Chim và lân cận huyện Tam Nông, Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN SINH THÁI ỨNG DỤNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM (Trang 35 - 41)