Tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN SINH THÁI ỨNG DỤNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM (Trang 30 - 34)

học ở VQG Tràm Chim

Hoạt động DLST là 1 trong những hoạt động góp phần bảo tồn ĐDSH của VQG. Tuy nhiên, việc kiểm soát các hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng đến HST, đến các loài động–thực vật và môi trường nơi diễn ra hoạt động DLST. Thường xuyên xem xét, kiểm tra mức độ của các tác động của DLST đến công tác bảo tồn sẽ góp phần duy trì hoạt động DLST, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn ĐDSH nơi đây.

26

3.3.1 Tác động tích cực

Tạo nguồn kinh phí bảo tồn cho VQG

Cung cấp kinh phí cho các khu bảo tồn là mối quan tâm chính của các nhà bảo tồn. Theo ghi nhận của TT. DLST&GDMT, doanh thu hoạt động DL từ các nguồn chính: dịch vụ lưu trú, cho thuê dụng cụ dã ngoại và các dịch vụ khác ( ăn uống, bán hàng lưu niệm, cắm trại…). Như vậy, hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim đã làm tốt vai trò của mình góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn của Vườn ngày càng tốt hơn.

Bảng 3.2 Doanh thu du lịch của tỉnh Đồng Tháp

Năm 2014 2015 2016 Tổng doanh thu 19,08 tỷ đồng 360 tỷ đồng 487,78 tỷ đồng Tổng lượt khách du lịch 91.356 lượt khách trong đó có 3.103 khách quốc tế 2.290.000 lượt khách trong đó có 50.000 khách quốc tế 2.663.050 khách. Trong đó có 68.714 lượt khách quốc tế. Tăng trưởng so với năm trước

25,98 % 23,3 % 17,45 %

Nguồn: Cục thống kê Đồng Tháp Qua bảng thống kê trên cho ta thấy doanh thu du lịch đều tăng dần qua các năm. Do sự tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng - kỹ thuật cũng như đào tạo con người trong lĩnh vực du lịch. Trong đó, lượt khách quốc tế đến Đồng Tháp tăng dần theo mỗi năm kéo theo sự tăng lên của doanh thu trong các lĩnh vực phục vụ du lịch. Doanh thu du lịch của VQG là doanh thu từ thu phương tiện theo tuyến kết hợp với các dịch vụ nhỏ lẻ: thu

27

phòng nghỉ, thu dịch vụ câu cá, thu phương tiện… Mùa cao điểm là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa thấp điểm là các tháng còn lại. Khách đến đây chủ yếu là khách nội địa với mục đích tham quan, nghiên cứu khoa học…

Tạo sinh kế, nâng cao đời sống người dân vùng đệm

Áp lực của cộng đồng dân cư lên khu bảo tồn nói chung và ĐDSH nói riêng là vấn đề chung của thế giới và Việt Nam. Việc quy hoạch các khu bảo tồn lấy mất đi nguồn sống của cộng đồng dân cư nơi đó. Mất đất canh tác, việc vào rừng tìm thức ăn, săn bắt…bị cắm bởi công tác bảo tồn, trong khi chính sách hỗ trợ đời sống cho cộng đồng quanh VQG còn rất hạn chế. Áp lực về tăng dân số và đói nghèo trở thành vấn đề nan giải. Với áp lực đời sống như thế, việc phát triển DLST là một trong những giải pháp hữu hiệu để cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương.

Nâng cao công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Những nét đặc sắc về nền văn hóa của cộng đồng người dân vùng đệm là một yếu tố thu hút lượng lớn KDL. Việc đó giúp nâng cao nhận thức của người dân, tạo điều kiện phát triển tri thức. Giúp người dân nhận ra giá trị của nền văn hóa truyền thống và tạo động lực để họ giữ gìn và phát triển chúng

Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục môi trường

Lồng ghép chương trình GDMT vào hoạt động DLST để du khách có thể nhận thức giá trị và tầm quan trọng của TNTN. Họ sẽ không chỉ tôn trọng khu vực họ tới tham quan mà cả những khu vực khác họ đến trong tương lai

3.3.2 Tác động tiêu cực

Tác động đến thảm thực vật – hệ sinh thái:

Sự mất mát tài nguyên thực vật, HST bị ảnh hưởng do việc phát quang thảm thực vật để làm đường mòn du lịch là không thể tránh khỏi. Hoạt động này ảnh hưởng rất lớn

28

đến các loài thực vật, đời sống động vật xung quanh, mỗi đường mòn được tạo ra đồng nghĩa với hệ thực vật bị phá huỷ. Thảm thực vật – HST chịu nhiều sự ảnh hưởng từ hoạt động DLST của khách, chủ yếu là hoạt động đi bộ, chèo thuyền, chạy xuồng máy trong rừng, xuyên theo các tuyến đường mòn du lịch.

Một lượng lớn KDL đến VQG và sử dụng dịch vụ câu cá, chính hoạt động này gây ra tác động tiêu cực đến HST bởi lẽ: Để tránh bị vướng lưỡi câu dưới cỏ mà một số KDL đã khoanh vùng và móc hết lớp cỏ đó lên bờ; thậm chí còn sử dụng hóa chất để thu hút cá gây ô nhiễm môi trường, bẻ các cành cây cho vào thùng chứa cá ,...

Hằng năm, lượng học sinh, sinh viên về VQG tham quan, học tập nghiên cứu với lượng đông. Với sự hiếu động, tò mò của tuổi trẻ khi tận mắt chứng kiến nhiều loài thực vật lạ, quý hiếm, ý thích và ham muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp sẽ dẫn đến sự chen lấn nhau và vô tình dẫm đạp lên các loài thực vật để chụp được hình.

Đường mòn tạo ra là để cho du khách tham quan có thể nhận thức tốt hơn về môi trường sống, tăng thêm ý thức bảo vệ thế nhưng những hoạt động hay tác động nào không cần thiết thì cố gắng hạn chế và nếu như hoạt động được xem xét là ít tác động xấu hoặc tác động xấu ở mức có thể chấp nhận được thì mới tiến hành.

Bên cạnh đó, cắm trại là một hình thức vui chơi lành mạnh, giúp tạo ra một sân chơi bổ ích cho tất cả du khách tham quan muốn khám phá, tận hưởng không khí trong lành của rừng Tràm. Đây cũng là một cách giúp VQG quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng. Vì nếu tổ chức tốt hoạt động này, thì du lịch nơi đây sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong tỉnh và các khu vực lân cận. Hơn thế nữa sẽ có nhiều tuyến du lịch phát triển hơn nhờ loại du lịch hình này.

Ảnh hưởng đến các loài động vật:

Đối với các loài động vật thì hoạt động xây dựng và tổ chức DLST sẽ gây ra những tác động nhất định. Việc phát triển các loại hình DLST như: xem chim - thú, đi

29

bộ trong rừng, cắm trại, chèo thuyền, chạy xuồng máy,...góp phần thu hút một lượng lớn KDL đến với VQG nhưng song song đó thì các loại hình du lịch trên cũng chính là nguyên nhân của tác động không mong muốn đối với các loài động vật trong khuôn viên VQG. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy đường mòn du lịch được đưa vào hoạt động không gây ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến động vật lớn nhưng các tác động kèm theo có thể gây ảnh hưởng như các loài chim, động vật có thể bị săn bắt do ý thức kém của các du khách đi du lịch mà không có sự hướng dẫn của HDV. Hay việc KDL gây ra tiếng ồn khi trong thấy một loài chim, thú trong hành trình sẽ làm cho các loài động vật bị hoảng sợ và sự xuất hiện của các du khách làm chúng tránh xa khu vực đường mòn hơn.

Và việc phát tuyến đường mòn tham quan ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh sống và tập tính kiếm ăn của các loài động vật. Gây ra hiệu ứng đường biên, thu hẹp khoảng cách di chuyển kiếm ăn, sinh sống của các loài xung quanh đường mòn.

Bên cạnh đó, tại các khu vực cắm trại thì sự xuất hiện của các loài động vật là hầu như không có. Sụ ồn ào tại khu vực cắm trại cùng với các hoạt động như nấu nướng, trò chơi team bulding hay đốt lửa trại làm cho các loài động vật tránh xa những khu vực trên, khoảng cách kiếm ăn, di chuyển và sinh sống của các loài động vật cũng bị ảnh hưởng, nhất là khi các hoạt động này diễn ra thường xuyên.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN SINH THÁI ỨNG DỤNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM (Trang 30 - 34)