học tập
Người lớn thường quên một điều quan trọng là: mình chỉ chú tâm vào chuyện học hành khi ý thức được mình cần học môn học này để làm gì, nó có giá trị gì. Chính vì người lớn không đặt mình vào vị trí tụi nhỏ, nên thường làm sai cách: thay vì tạo nên một động lực thúc đẩy bên trong khiến trẻ yêu thích môn học mới, người lớn lại tạo ra ngoại lực bằng cách dụ dỗ hay ép buộc. Và thường thì cách này gây phản tác dụng. Khi làm việc ở Dự án Sách ơi mở ra, tôi luôn phải đặt ra câu hỏi “Làm thế nào để trẻ hiểu được giá trị của việc đọc sách?”. Bằng việc kể rằng J.K.Rolling đã nổi tiếng ra sao nhờ tiểu thuyết Harry Potter, Macxim Gorki không được đi học nhưng vẫn trở thành nhà văn xuất sắc của nước Nga nhờ đọc sách trong đêm như thế nào…; bằng cách mở phim hoạt hình về những cuốn sách bay kì diệu và cùng thảo luận cách làm thế nào để “hồi sinh” một cuốn sách lâu rồi không được đọc; và bằng chuyện mỗi bạn sẽ chia sẻ về cuốn sách con thích nhất… Các thầy cô không cần và cũng không nên nói nhiều lí thuyết, hãy để cho trẻ tự nói, tự xem, và tự rút ra kết luận. Kết quả luôn làm mình thấy bất ngờ!
Mình đã chuẩn bị cho rất nhiều những buổi học đầu tiên như thế, tự tay chọn bút chì, bút màu, giấy màu rồi cắt dán, vẽ vời (dù tài năng hội họa chưa bao giờ khai hoa ^^); rồi nghĩ màu, giấy màu rồi cắt dán, vẽ vời (dù tài năng hội họa chưa bao giờ khai hoa ^^); rồi nghĩ ngợi xem với nhóm học sinh này, mình sẽ làm gì để không “đánh mất” chúng ngay từ những phút đầu tiên. Hôm nay là buổi học đầu tiên của lớp “Đọc thông minh”, dù đã trải qua rất nhiều lần đầu tiên như thế, nhưng mình vẫn cảm thấy hồi hộp về học trò, sung sướng khi được tỉ mỉ cắt dán, vẽ vời. Mình nghĩ, những điều lớn lao sau này, có lẽ luôn được nảy nở từ những thứ đẹp đẽ nhỏ xinh của hiện tại. <3
Góc chia sẻ
37
Tác giả: Maryne Stenger Táo Giáo Dục dịch
5 hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3