Phƣơng pháp chung
Phƣơng pháp bảo tồn này dựa trên nguyên tắc: Cộng đồng đƣợc Nhà nƣớc trao quyền quản lý, Nhà nƣớc chỉ thực hiện việc kiểm soát. Cộng đồng đƣợc sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào các mục đích cộng đồng và gia dụng cho các thành viên trong cộng đồng, đƣợc sản xuất nông, lâm ngƣ nghiệp trên phần diện tích rừng đƣợc giao đồng thời xây dựng quy ƣớc bảo vệ và phát triển rừng, báo cáo định kỳ các diễn biến có liên quan đến rừng.
Biện pháp này góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng dân cƣ quanh khu vực, giải quyết đƣợc công ăn việc làm, định canh định cƣ cho cho đồng bào dân tộc.
Các mô hình đại diện
Bảo vệ rừng ngập mặn ở Cát Bà:
Hàng chục hộ dân các xã Phù Long, Gia Luận (Cát Hải) nhận khoán bảo vệ rừng ngập mặn. Ngoài thu nhập hằng tháng do Nhà nƣớc trả công trông coi rừng, các hộ dân đƣợc hƣởng lợi từ việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trú ngụ, sinh sản và phát triển rất tốt từ môi trƣờng này.
Những ngƣời dân sinh sống phía trong các vệ rừng không còn cảm giác lo sợ mỗi khi có bão gió hoặc triều Cƣờng. Đó là kết quả của quá trình trồng, quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn ở Cát Hải trong những năm qua.
24
Hiện có 56 hộ trong xã tham gia trông coi và trồng mới rừng ngập mặn, nhiều nhất trên đảo Cát Bà. Mỗi ha rừng, ngƣời dân đƣợc Nhà nƣớc trả tiền trông coi từ 50.000-100.000đồng/năm, tùy theo từng loại rừng trồng hay rừng tự nhiên. Điều quan trọng hơn, nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ việc nhận bảo vệ hàng chục ha kết hợp nuôi tôm, cua quảng canh.
Điều này một phần nhờ sự thay đổi chính sách phát triển và bảo vệ rừng ngập mặn của thành phố cách đây 3 năm. Theo đó, chính quyền địa phƣơng đƣợc giao quyền ký hợp đồng giao khoán với ngƣời dân trông coi, trồng mới rừng ngập mặn.
Đồng thời ngƣời dân đƣợc giao hoặc thuê đất mặt nƣớc (đầm hồ) lâu năm để nuôi thủy sản dạng quảng canh. Hiệu quả thấy rõ, lợi ích thiết thực khiến các hộ dân ý thức hơn, coi việc bảo vệ rừng ngập mặn là bảo vệ nguồn sống, nguồn thu nhập của chính mình và gia đình. Bởi vậy, họ chủ động trong việc trồng và phát triển diện tích rừng mới.
Bảo vệ và trồng mới rừng ngập mặn tốt sẽ mang lại ba lợi ích thiết thực, dân đƣợc tiền trông coi hằng năm; bảo vệ đƣợc các đê bao của đầm, hồ nuôi thủy sản vững chắc; nhiều giống tôm, cá, ốc trú ngụ, sinh sản. Quan trọng hơn, rừng ngập mặn là “bức tƣờng xanh” bảo vệ bờ biển và hệ thống đe khỏi bị xói lở do triều cƣờng, đảm bảo an toàn cho đời sống của các hộ dân trong đê.