Khung lý thuyết

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực trạng bữa ăn ca công nhân dệt may một số tỉnh phía bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại thành phố hải dương (Trang 44 - 46)

Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở tìm hiểu, xem xét các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới và Việt Nam trên đối tượng công nhân dệt may. Đồng thời dựa trên mô hình “ Mối liên quan giữa dinh dưỡng kém và giảm sút năng suất quốc gia” tham khảo từ tài liệu “Thực phẩm nơi làm việc” của Christopher Wanjek [19]. Theo mô hình, tình trạng dinh dưỡng kém (chủ yếu là từ nguồn thực phẩm nơi làm việc) sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe người lao động, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc cũng như năng suất lao động.

Dựa trên mô hình, kết hợp với tổng quan vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này đi sâu vào tìm hiểu thực trạng vấn đề bữa ăn ca và tình trạng sức khỏe người công nhân dệt may nhằm mục đích đưa ra giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sự gắn kết giữa chủ doanh nghiệp và người công nhân. Đề tài nghiên cứu thiết kế can thiệp cải thiện khẩu phần bữa ăn ca kết hợp truyền thông, phát thực đơn mẫu ngoài bữa ăn ca cho NLĐ ngành dệt may.

Hình 1.2. Khung lý thuyết

Sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng NLĐ

Năng suất lao động

Chương trình can thiệp dinh dưỡng nơi

làm việc Điều kiện môi

trường làm việc

Chất lượng bữa ăn ca

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Điều tra mô tả cắt ngang, đánh giá khẩu phần bữa ăn ca công nhân dệt may tại 12 công ty Dệt may thuộc 5 tỉnh phía Bắc

Giai đoạn 2: Can thiệp khẩu phần bữa ăn ca công nhân tại một cơ sở dệt may thành phố Hải Dương.

Giai đoạn 1:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực trạng bữa ăn ca công nhân dệt may một số tỉnh phía bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại thành phố hải dương (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)