Dệt may thuộc 5 tỉnh phía Bắc
Nghiên cứu chỉ ra có 243 người lao động nam và 716 người lao động nữ (tỷ lệ nam : nữ ~ 1:3) với độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 30,5 tuổi. Đây cũng là đặc thù lao động ngành dệt may với phần lớn là tỷ lệ nữ công nhân ở độ tuổi sinh sản [51],[52], [53]. BMI trung bình nhóm nghiên cứu là 20,3 kg/m2; có 32 đối tượng thừa cân béo phì chiếm tỷ lệ 3,3%; 173 đối tượng có BMI < 18,5 chiếm 18% tổng số lao động nghiên cứu. Tỷ lệ này thấp hơn kết quả nghiên cứu năm 2014 của tác giả Md Golam Hasnain và cộng sự tiến hành trên 300 nữ công nhân may mặc tại thành phố Dhaka, Bangladesh cho thấy hơn 1 nửa số đối tượng nghiên cứu có vấn đề về sức khỏe (53,67%), trong đó có tới 43,33% nữ công nhân bị thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5 kg/m2). Trong số những người này thì có đến 96% đối tượng có từ 1 tới 3 vấn đề sức khỏe trong 3 tháng gần đây (p<0,001). Chỉ số BMI thấp được xác định như một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong ở các đối tượng này [85]
Một nghiên cứu tổng quan hệ thống của 19 nghiên cứu khác nhau từ năm 2010 – 2016 đánh giá điều kiện việc làm cùng các vấn đề sức khỏe của công nhân nghành may mặc tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần đông lao động trong các cơ sở may mặc đều là nữ giới và với đặc thù nghành nghề may mặc đưa tới cho họ những nguy cơ về mặt sức khỏe [86],[87],[88].
Thiếu năng lượng trường diễn là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với công nhân nghành may mặc đặc biệt là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân được đề cập tới ở đây là do thời gian làm việc dài, thu nhập thấp và việc thực phẩm cung ứng trong các bữa ăn không lành mạnh. Có 6 nghiên cứu đã chỉ ra việc công nhân may mặc ăn không đủ khẩu phần hoặc không được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở các đối tượng NLĐ này [85],[86],[89],[90],[91],[92],[93]. Tương tự kết quả nghiên cứu trên 920 đối tượng trong đó có 463 công nhân dệt may và 457 công nhân không thuộc ngành dệt may tại Uttar Pradesh - Ấn Độ cho thấy tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (CED) phổ biến trong nhóm công nhân dệt may cao hơn nhóm công nhân khác [94].
Theo nghiên cứu mới của Văn phòng Lao động Quốc tế (ILO) thì chế độ ăn uống nghèo nàn trong công việc đang khiến các nước trên thế giới mất tới 20% năng suất lao động do tình trạng thiếu năng lượng trường diễn gây ra cho 1 tỷ người ở các nước đang phát triển hay các nền kinh tế công nghiệp hóa [37]. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của bữa ăn ca công nhân với khẩu phần đầy đủ và cân đối sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chính người công nhân lẫn doanh nghiệp sử dụng lao động.
Khẩu phần suất ăn cung cấp cho thấy có sự chênh lệch lớn về giá trị dinh dưỡng suất ăn giữa các công ty khác nhau. Cụ thể, giá trị năng lượng cung cấp trong khẩu phần thấp nhất chỉ có 521,56 kcal trong khi giá trị năng lượng khẩu phần cung cấp cao nhất lên tới 1159,9 kcal. Điều này có lẽ liên quan tới chính sách chi trả của mỗi công ty dành cho bữa ăn ca công nhân, các doanh nghiệp qui mô lớn sẽ có mức chi trả cho hoạt động ăn ca của công nhân cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó tỷ lệ thành phần các chất sinh năng lượng trong khẩu phần hầu hết chưa hợp lý. Điều này có thể là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất lao động của người công nhân.
Việc chưa có qui định cụ thể cho các doanh nghiệp về thực đơn khẩu phần và chi phí cho từng bữa ăn ca của NLĐ có lẽ là lý do dẫn đến sự khác biệt lớn trong cách thức vận hành và tổ chức cung cấp bữa ăn ca cho NLĐ hiện nay. Vấn đề này cũng khá phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á. Một điều tra năm 2013 tại Campuchia ở các công nhân dệt may cho thấy năng lượng ăn vào trung bình của mỗi công nhân là 1598 calo mỗi ngày, bằng khoảng một nửa so với khuyến nghị dành cho các công nhân trong ngành công nghiệp này. Nghiên cứu cũng chỉ ra công nhân chỉ chi tiêu trung bình 1,53 đô la Mỹ mỗi ngày cho việc mua thức ăn, trong khi một chế độ ăn uống bổ dưỡng 3000 kcal với đủ chất dinh dưỡng và protein sẽ có chi phí 2,50 đô la Mỹ mỗi ngày. Chế độ ăn uống 3000 kcal được đề nghị này tương đương với 75,03 USD/tháng. Trong khi mức lương của công nhân dệt may quốc gia này trung bình chỉ được 80 đô la Mỹ/tháng. Điều này lý giải cho việc tỷ lệ người lao động bỏ bữa hoặc có những bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng là khá phổ biến [87].
Thu nhập hạn chế của công nhân ngành dệt may các nước thu nhập thấp và trung bình là một trong những yếu tố tác động lớn tới tình trạng sức
khỏe và năng suất lao động tại các doanh nghiệp dệt may ở các quốc gia này. Mức lương tối thiểu năm 2017 của công nhân may mặc Campuchia là 153 USD/tháng (tương đương 3,6 triệu đồng/tháng), hơn 50% số tiền lương được dành cho việc chi tiêu trong gia đình. Chính vì vậy, họ phụ thuộc nhiều vào tiền thưởng hoặc tiền làm thêm giờ, chế độ ăn uống ngoài bữa ăn gia đình nằm ngoài khả năng chi trả của họ. Trung bình người lao động chỉ chi tiêu 1,5 USD/ngày cho thực phẩm và chủ yếu là các quán ăn gần công ty hoặc họ phải bỏ bữa [87]. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng dinh dưỡng và năng suất lao động của công nhân.
Tại Việt Nam, theo khảo sát của Viện Công nhân Công đoàn tại 60 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đại diện 4 vùng lương trong cả nước (tháng 6/2012) cho thấy, 85% doanh nghiệp hỗ trợ toàn bộ bữa ăn ca; 10% hỗ trợ 50% và 5% doanh nghiệp không hỗ trợ tiền ăn ca cho người lao động. Có 46,9% số doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn cho người lao động. Tuy nhiên, có 25,6% số doanh nghiệp thuê dịch vụ bên ngoài cung cấp bữa ăn giữa ca. Hình thức này, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân công, không phải chịu trách nhiệm về tổ chức bữa ăn, nhất là liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm [45].
Có 10,4% người lao động chỉ được hỗ trợ một nửa tiền ăn ca, mức trung bình là 8.000 đồng/xuất, thậm chí có doanh nghiệp chỉ hỗ trợ ở mức 5.000 đồng/xuất. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước hỗ trợ tiền ăn ca tính thẳng vào lương với mức 20 - 25 ngàn đồng/ngày thực làm, để người lao động tự lo. Từ kết quả khảo sát trên, cho thấy rằng bữa ăn của công nhân vẫn còn chưa đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng để đáp ứng được so với nhu cầu lao động của công nhân [95],[96].
Con người là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát và phỏng vấn
từ cấp lãnh đạo, đến những NLĐ, tất cả đều đồng thuận quan điểm sự thịnh suy của công ty đều đến từ phía con người ,[97],[98]. Do đó, vấn đề chăm lo cho đời sống và sức khỏe của người lao động là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng lao động. Tuy nhiên, một thực trạng hiện thấy là vấn đề thể lực của người lao động tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo chuẩn quốc tế [95].
Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng mới nhất năm 2020 thì chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam đạt 168,1cm, thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 9,4cm; chiều cao của nữ là 156,2cm, thấp hơn chuẩn là 9,3cm. Trong 45 năm qua, người Việt Nam dù cao thêm 3,7 cm song hiện vẫn thuộc tốp thấp khu vực châu Á [99]. Bên cạnh hạn chế đó, một thực trạng dễ thấy hiện nay là các doanh nghiệp và chủ đầu tư vẫn chưa có sự quan tâm thỏa đáng tới việc chăm lo sức khỏe cho người lao động tại cơ sở.
Hầu hết các chế độ chính sách của doanh nghiệp và địa phương chưa thông thoáng, chưa tạo điều kiện cho công nhân mà thường chú trọng nhiều đến lợi nhuận doanh nghiệp gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Các điều tra cho thấy, một số doanh nghiệp và cơ sở đã bắt đầu chú trọng và chăm lo cho sức khỏe cũng như đời sống của người lao động, tuy nhiên mức độ không đồng đều nên hầu như vẫn còn rất nhiều bất cập [15]. Một điều quan trọng đó là hầu hết các doanh nghiệp chưa ý thức được rằng sức khỏe của công nhân là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp cần phải bảo vệ. Hơn nữa, chủ doanh nghiệp và cơ sở cần hiểu rõ vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với người lao động không chỉ để duy trì sức khỏe
mà còn là yếu tố gia tăng năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi đã có tuổi.
Khẩu phần ăn thực tế của công nhân
Khẩu phần ăn thực tế của công nhân cho thấy thực phẩm được tiêu thụ trung bình cao nhất là nhóm ngũ cốc (151,2g), kế đến là nhóm rau quả (85,3g), thịt và cá (58,2g). Nhóm rau xanh vàng đậm, trứng, sữa, bánh kẹo ngọt được tiêu thụ rất ít. Tuy nhiên có xuất hiện việc tiêu thụ đồ uống có cồn trong khẩu phần do công nhân tự mang theo dùng trong bữa ăn mặc dù số lượng ít. Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc của tác giả Meggie gabida và cộng sự cho thấy mức tiêu thụ trung bình về ngũ cốc, thịt và gia cầm của công nhân là 483,8g và 121,7g/ngày, nhiều hơn so với mức khuyến nghị nhưng khẩu phần lại ít hơn về quả chín, sữa và trứng với mức tiêu thụ tương ứng là 37,3g; 20,6g; 23,5g/ngày [100]. Tương tự như kết quả nghiên cứu của M.R. Khan và cộng sự trên đối tượng nữ công nhân may mặc tại thành phố Dhaka, Bangladesh chỉ ra hầu hết năng lượng và chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn lấy từ ngũ cốc cùng với việc tiêu thụ ít thịt, cá, trứng, sữa [101].
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra có 170 (17,7%) công nhân ăn hết suất ăn và 789 (82,3%) công nhân ăn không hết suất ăn. Ở nhóm không ăn hết suất ăn, khẩu phần ăn chỉ đáp ứng được 80,3% nhu cầu năng lượng, hầu hết thành phần các chất sinh năng lượng và các loại vitamin, khoáng chất khác đều không đáp ứng đủ NCDDKN đặc biệt đáp ứng chất xơ đặc biệt thấp (15%) tương ứng với kết quả cho thấy việc tiêu thụ các loại rau màu đậm là nguồn cung cấp vitamin A thấp.
Người công nhân sau một ca làm việc căng thẳng và mệt mỏi thì bữa ăn trưa chính là nguồn năng lượng cần thiết giúp họ hồi phục sức lao động và sản xuất. Tuy nhiên thực tế cho thấy đến 2/3 số công nhân ăn không hết suất ăn của mình. Qua phỏng vấn nhanh một vài trường hợp lý do được đưa ra ở đây
là do suất ăn không đảm bảo chất lượng và không hợp khẩu vị của công nhân. Tại Việt Nam, theo khảo sát gần đây nhất của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thì có đến gần 1/3 số doanh nghiệp cung cấp bữa ăn ca công nhân với giá trị dưới 15.000 đồng [45]. Liệu đây có phải là một trong những lý do chính dẫn đến việc người công nhân không ăn hết khẩu phần bữa ăn ca của mình? Bữa ăn ca giá thành thấp, nghèo nàn về giá trị dinh dưỡng sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới năng suất lao động đặc biệt là đối tượng lao động nữ ở độ tuổi sinh sản chiếm đa số trong các công ty may mặc hiện nay [6],[7],[46].
Vai trò của bữa ăn ca đặc biệt quan trọng vì cung cấp năng lượng cho người công nhân làm việc, gia tăng năng suất lao động cũng như hiệu quả kinh tế [102],[103],[104]. Chất lượng bữa ăn của công nhân đã được nhắc đến trong nhiều năm qua, tuy nhiên tại các địa phương, hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho công nhân.
Khẩu phần thực tế cho thấy hầu như chưa đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho cả giới nam và nữ cũng như ở cả 2 nhóm tuổi. Tỷ lệ Ca/P, hàm lượng các vitamin B2, canxi, sắt, kẽm hầu hết đều thấp hơn NCDDKN. Năng lượng trung bình trong khẩu phần ăn thực tế cung cấp là 745,6 kcal thấp hơn khuyến nghị từ 103,4- 222,4 kcal (bảng 3.5 và bảng 1.2), với tỷ lệ Protein: Lipid: Glucid là 15,4: 23,3: 61,3. Tỷ lệ Ca/P; hàm lượng canxi, sắt, kẽm của cả suất ăn cung cấp và khẩu phần thực tế của công nhân cơ bản đều chưa đáp đủ theo nhu cầu khuyến nghị, thể hiện sự thiếu cân đối về hàm lượng vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn. Điều này liên quan tới việc lựa chọn thực phẩm trong khẩu phần của các công ty cung cấp cho công nhân với tỷ lệ các rau quả dưới mức khuyến nghị đặc biệt là các loại rau quả giàu vitamin A và C.
Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với một nghiên cứu trên 1211 nữ công nhân nhà máy may mặc tại thành thị Bangladesh, các dữ liệu về lượng
thực phẩm cho thấy mức thiếu hụt năng lượng là 387 kcal/ngày. Hàm lượng protein, canxi, sắt, vitamin A, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C trong khẩu phần đều thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị. Hầu hết năng lượng và chất dinh dưỡng đều đến từ hạt ngũ cốc. Hình thức ăn uống thông thường cho thấy ăn rất ít trứng, sữa, thịt và rau lá xanh [101]. Như một nghiên cứu khác của J.Makarat và cộng sự thực hiện trên 233 nữ công nhân Campuchia độ tuổi từ 19 đến 30 tuổi cho thấy năng lượng khẩu phần trung bình bữa ăn ca của công nhân là 697 kcal trong đó năng lượng từ Protein : Lipid : Glucid chiếm tỷ lệ tương ứng là 13:23:64. Bên cạnh đó, hàm lượng vi chất đặc biệt là sắt và các vitamin như vitamin A, B12, folate đều thấp hơn nhu cầu khuyến nghị RDA [105] .
Nhiều nghiên cứu cho thấy thực trạng khẩu phần người lao động không được cung cấp đầy đủ có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng cho người công nhân có thể đảm bảo sức khỏe cho công việc. Một nghiên cứu của tác giả C. Çilingir và N, Aktas và cộng sự thực hiện nhằm đánh giá mức tiêu hao năng lượng trên 91 nữ công nhân nhà máy dệt may cho thấy tiêu hao năng lượng trung bình của công việc may là 2,76± 0,19 kcal/ phút. Nhu cầu năng lượng trung bình của công nhân dệt may là 2812 ± 135 kcal/ ngày trong khi mức tiêu thụ năng lượng thực tế chỉ là 1895 ± 68 kcal. Như vậy, người công nhân đã không nhận được đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cũng như năng lượng để làm việc [106].
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Uttar Pradesh, trong tổng số 920 đối tượng nghiên cứu có 463 công nhân dệt may và 457 công nhân không thuộc ngành dệt may được lựa chọn ngẫu nhiên và phỏng vấn. Kết quả cho thấy đa số công nhân dệt may không ăn đủ 3 bữa ăn mỗi ngày. Thiếu năng lượng trường diễn (CED) chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm công nhân dệt may. Bình quân mức tiêu thụ năng lượng ở nam và nữ công nhân dệt may lần lượt
là 2593 ±104 Kcal/ngày và 1905 ± 114Kcal/ngày tương ứng tỷ lệ đáp ứng nhu