** χ2test so sánh sự khác biệt tỷ lệ trong cùng một thời điểm
Kết quả nghiên cứu tại bảng trên cho thấy khi so sánh trước-sau can thiệp, ở từng nhóm tuổi 19-30 tuổi và 31-60 tuổi đều cho thấy tỷ lệ thiếu máu giảm xuống đáng kể tương ứng 11,8% và 0%; 22,7% và 13,6% (p<0,05).Tương tự tỷ lệ thiếu máu trước-sau can thiệp ở giới nam và nữ là 6,3% và 0%; 24,4% và 13,3% (p<0,05). Sau can thiệp, tỷ lệ công nhân bị thiếu máu giảm rõ rệt, từ 19,7% số đối tượng bị thiếu máu xuống còn 9,8% (p< 0,05).
3.2.4. Thay đổi về năng suất lao động của công nhân sau 3 tháng canthiệp: thiệp:
Bảng 3.26. Đánh giá hiệu quả năng suất lao động công nhân sau 3 tháng can thiệp (n = 89 người)
Chỉ tiêu Tăng lên n (%) Như trước n (%) Giảm đi n (%)
Số lượng sản phẩm 7 (7,9) 82 (92,1) 0
Chất lượng sản phẩm 6 (6,8) 83 (93,2) 0
Thời gian làm việc 3 (3,3) 86 (97,6) 0
Thời gian tăng ca 3 (3,3) 86 (97,6) 0
Thời gian nghỉ ốm 1 (1,1) 85 (95,6) 3 (3,3)
Phân tích đánh giá hiệu quả năng suất lao động, kết quả nghiên cứu bảng trên cho thấy sau can thiệp, năng suất lao động có xu hướng cải thiện, tăng lên cả về số lượng (tăng 7,9%) và chất lượng sản phẩm (tăng 6,8%); thời gian làm việc cũng như thời gian tăng ca đều tăng lên tương ứng 3,3%, đồng thời thời gian nghỉ ốm giảm đi 3,3%.
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
Một chế độ ăn uống cân đối và hợp lý là cần thiết để con người sống khỏe mạnh và sống lâu [28]. Dinh dưỡng cho người lao động không chỉ để duy trì sức khỏe mà còn là yếu tố gia tăng năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi đã có tuổi. Chất lượng bữa ăn đóng vai trò quyết định đến việc bảo đảm dinh dưỡng và sức khỏe lâu dài cho công nhân. Việc bổ sung nhu cầu năng lượng cho người lao động trí óc hay lao động chân tay đều cần thực hiện các nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng hợp lý.