- 12 Tôi Muốn Gì
Lý Tưởng Sống Còn Là Ðảm Bảo Sức Khỏe Tinh Thần
Tiến sĩ Viktor E. Frankl, một nhà tâm lý học rất lừng danh của thời đại chúng ta, và là người đã có công lớn trong việc khám phá ra tầm quan trọng của lý tưởng sống, đã có lần thực hiện một cuộc điều tra tư tưởng của rất đông dân chúng tại Pháp. Tiến sĩ Frankl đã thu lượm được kết quả như sau:
- 80% những người được hỏi xác nhận rằng con người cần có một cái gì đó để bám víu vào.
- 61% nhìn nhận là trong đời sống họ có một lý do nào đó khiến họ sẵn sàng hy sinh mạng sống vì nó.
Cuộc điều tra tư tưởng này cũng được lặp lại trong bệnh viện tại Vienna, giữa các bệnh nhân cũng như các nhân viên thuộc mọi giai cấp. Kết quả cuộc điều tra thứ hai này cũng tương tự những gì đã thâu lượm được trong cuộc điều tra thứ nhất, giữa hàng ngàn người tại Pháp. Và tiến sĩ Frankl đã đi đến kết luận này: Ðối với đa số dân chúng, khát vọng tìm được ý nghĩa đời sống là một vấn đề thực thụ chứ không phải vấn đề đức tin gì cả.
Ông A. Beguín, một triết gia khác cũng khẳng định rằng: "Con người cần ý nghĩa đời sống hơn là cần đến cơm ăn áo mặc và công bằng xã hội". Tiến sĩ Frankl còn nhận định thêm rằng, một số đông các bệnh nhân tâm thần đến điều trị tại bệnh viện của ông không tỏ ra những triệu chứng tâm lý bất thường gì cả. Tuy nhiên, họ cảm thấy một sự đau đớn đè nặng tâm hồn, kéo theo khát vọng tự tử để kết liễu nỗi đau đớn mơ hồ không tên đó. Rất tiếc là họ đã không nhận ra rằng nỗi đau đớn mơ hồ không tên đó chính là sự thiếu vắng ý nghĩa đời sống của họ. Bệnh tình của họ không phải là bệnh tâm lý, nhưng chính là bệnh thiêng liêng. Vì thế phương thuốc chữa trị bệnh cho họ không phải là các phương pháp phân tích tâm lý, nhưng là "clogoterapia" ý hướng trị liệu. Mục đích của phương pháp điều trị này là giúp bệnh nhân tìm lại ý nghĩa đời sống của mình, là khám phá ra lý do đáng giá để sống.
Người tìm ra ý nghĩa đời sống mình tức là như nắm trong tay nguyên tắc căn bản cấu kết mọi khía cạnh của bản lãnh và của sức năng động, đồng thời nó cũng là yếu tố quy định sự quân bình tâm lý. Trái lại, người chưa tìm ra ý nghĩa đời sống mình sẽ cảm thấy lạc lõng, sinh lực bị chi phối và bị giằng co bởi
nhiều sức thu hút đối nghịch, và đó cũng là căn nguyên phát sinh nhiều thứ bệnh tâm thần và những hạnh phúc mất quân bình về mặt tâm lý.
Các nhà tâm lý học lão luyện đều đồng ý rằng kẻ thù số một của con người chính là sự trống rỗng của tâm hồn. Một trái tim đầy tình yêu, một tâm hồn hăng say với lý tưởng cao đẹp sẽ không dễ gì bị lừa gạt hoặc lôi cuốn bởi những của phù vân, hoặc những sự mau qua.
42
Chúng ta thường nghe nói rằng sở dĩ các bạn trẻ gặp nhiều thất bại là vì họ trót dại lao đầu vào hố sâu của nghiện ngập, loạn luân và du đãng, bạo lực. Nhưng với cái nhìn sâu xa và thực tế hơn có lẽ phải nói ngược lại. Sở dĩ các bạn trẻ lao đầu vào hố sâu của các tệ đoan luân lý là vì tâm hồn họ bị trống rỗng ngay từ ban đầu, cho nên họ phải mù quáng đi tìm những gì có thể tạm lấp đầy sự trống rỗng đó. Kết quả của các cuộc thí nghiệm và sưu tầm về mặt tâm lý xã hội đều xác nhận sự thật phũ phàng nói trên. Kinh nghiệm bản thân của bạn có lẽ cũng đủ để xác nhận điều đó. Hầu hết nạn nhân của các tệ đoan vô luân đều là những người đã đánh mất, hoặc chưa bao giờ tìm ra ý nghĩa của đời sống mình. Với cái nhìn tâm lý và trái tim bình thường của các bạn trẻ là sự khắc khoải tìm kiếm một lý tưởng, một ý nghĩa chân thực cho đời sống mình.
Ai là người bình thường mà lại có thể ở lâu và ở yên trong trạng thái mơ hồ không biết mình muốn gì hoặc đang đi về đâu? Chính vì không biết mình muốn gì và sẽ đi về đâu mà nảy sinh ra nhiều thứ áy náy, bất an và nhàm chán. Bạn thử quan sát sự khác biệt về phẩm chất đời sống của một người tốt lành và một tên du đãng chuyên nghề cướp của giết người, một nhà độc tài khát máu như Hitler và một ông vua nhân đức như Baldouin của vương quốc Bỉ vừa mới qua đời cách đây mấy năm. Bạn cũng có thể quan sát những chặng đường khác nhau trong một đời người, chẳng hạn như của thánh Augustin khi còn là một thanh niên ăn chơi và sau khi đã trở lại nhận biết tình yêu của Ðức Kitô nhờ những giọt nước mắt của thân mẫu. Không cần đi đâu xa hơn ngoài môi trường sống của bạn, có thể bạn đã quen biết những người bạn trong cảnh nghiện ngập và sau khi đã được may mắn giải thoát ra khỏi thảm cảnh đó. Có điều gì khác biệt chăng? Lý do nào, động lực nào đã thúc đẩy họ thay đổi hẳn hướng đi của cuộc đời?
Bạn đừng quên rằng mỗi người chúng ta đang đứng trước những sự lựa chọn có tính cách "cách mạng" hoàn toàn. Mỗi người chúng ta mang trong mình một sự phong phú tinh thần khó đo lường được, chúng có thể là một suối nước, một ngọn lửa hay một cơn gió, có thể tiêu hủy trong chốc lát hay có thể trở nên những sức mạnh xây dựng rất hữu hiệu.
Thảm cảnh của cuộc sống không phải là phải chết, nhưng có lẽ là chết đi rồi không để lại gì hơn là một nắm tro tàn, một lỷ niệm cay đắng làm xáo động tâm hồn người còn lại trên dương thế, hoặc một vài hạt giống xấu gieo vãi những nơi chúng ta đã đi qua. Thật còn gì đau xót và lo ngại cho bằng!
Ðời sống là một trách nhiệm đè nặng trên lương tâm mỗi người. Trên con đường lữ hành qua sa mạc trần gian, mỗi người trong chúng ta hoặc có thể để lại những nụ cười, những niềm vui giúp thăng tiến nhân vị, hoặc để lại những giọt nước mắt, những phiền khổ đắng cay làm cản trở bước tiến của bao nhiêu người khác.
Có lẽ cũng đã có lần chúng ta cảm thấy nổi da gà khi nghe lặp lại lời Chúa Giêsu đã báo trước về vận mệnh của tông đồ Giuđa, người đã phản bội bán
43
Chúa với giá 30 đồng bạc: "Khốn thay cho kẻ nộp Con Người. Thà rằng y đừng sinh ra thì hơn!" (Mt 26:24).
Hạnh phúc thay cho mỗi người trong chúng ta mỗi khi chiều đến có thể bình an nói với lương tâm mình, như thánh sử Luca đã viết về Chúa Giêsu. Người tóm tắt chuỗi ngày dương thế của Chúa Giêsu trong câu: "Ngài đã đi kinh lý làm phúc, chữa lành các bệnh tật và những người bị quỷ ám" (Tđcv 10:38). Ước chi chúng ta biết khôn ngoan sống thế nào để trước khi nhắm mắt lìa trần, chúng ta có thể nói lên lời vĩnh biệt như Chúa Giêsu đã thốt ra trên thập giá: "Mọi sự đã hoàn tất" (Gn 19:30). Và với lòng tin tưởng đầy tình phó thác của con thảo thưa lên với Chúa rằng: "Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha" (Lc 23:46).
Ước mong rằng khi đã qua bên kia bờ sự chết, chúng ta sẽ không phải hổ nhục thất vọng nghe lời tuyên án của Chúa phán truyền rằng: "Hỡi kẻ bị nguyền rủa, các ngươi hãy đi cho khuất mặt Ta, hãy nhận lấy lửa đời đời sắm sẵn cho ma quỷ và các ngụy thần của nó" (Mt 25:41). Nhưng sẽ được vui mừng sung sướng khi nghe lời đón nhận đầy tình thương của Chúa, như người cha vui mừng mở rộng vòng tay đón tiếp con mình đi xa trở về: "Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến nhận lấy phúc đã sắm cho các ngươi tự thuở sáng lập vũ trụ" (Mt 25:34) ... "Tốt lắm, hỡi đầy tớ ngay lành tín nghĩa... Hãy vào hưởng hạnh phúc với chủ ngươi" (Mt 25:23).
Các bạn trẻ thân mến, bạn muốn được nghe lời chúc phúc hay nguyền rủa? Vận mệnh tương lai của bạn tùy thuộc vào sự chọn lựa của bạn hôm nay, tùy thuộc vào việc khôn ngoan chọn lựa lý tưởng sống cho đời bạn, hay là dại dột để cho thời giờ qua đi vô ích và vốn liếng tinh thần của bạn bị rỉ sét, bị mục nát cách uổng phí.
Mai An
Thứ Tư, ngày 16/08/1995
- 17 -