Cắm Ðầu Chạy Về Ðâu?

Một phần của tài liệu NoiVoiGioiTre (Trang 71 - 74)

- 12 Tôi Muốn Gì

Cắm Ðầu Chạy Về Ðâu?

Một hôm có nhà đạo sĩ đứng gần cửa sổ nhìn xuống đường gần khu chợ tấp nập người qua lại. Trong số những người qua lại, nhà đạo sĩ nhận ra gương mặt của cậu Haikel, một học trò cũ của mình. Thấy cậu có vẻ vội vã tất tưởi, nhà đạo sĩ liền gọi tên cậu và mời cậu vào nhà. Nhà đạo sĩ vui vẻ chào học trò cũ và hỏi:

- Haikel, con có nhìn thấy bầu trời đẹp sáng nay không? - Thưa thầy không.

- Và con đường dẫn tới chợ, con có nhìn thấy con đường không? - Thưa thầy có.

- Vậy con thấy gì trên đường?

- Con thấy người đủ mọi gương mặt, già trẻ, lớn bé, xe ngựa, người buôn bán rao hàng, những bác nhà nông lớn tiếng cãi cọ nhau về giá cả, đàn ông, đàn bà qua lại.

Và nhà đạo sĩ ôn tồn nói tiếp:

- Haikel, con thấy đó, khoảng chừng 50 năm nữa, rồi 100 năm nữa, sẽ còn có những con đường và cảnh chợ tương tự ấy, cũng còn có người mua kẻ bán, nhưng thầy sẽ không còn nữa, và con cũng không còn sống nữa. Vậy thầy hỏi con, tại sao con cắm đầu chạy vội vã như vậy, đến nỗi không còn thì giờ để nhìn lên bầu trời trước mắt con? (B. Ferrero, Cerchi nell'acqua, LDC, p.16).

Các bạn thân mến, tâm trạng của cậu Haikel trên đây phản ảnh tâm trạng chung của các bạn trẻ và của nhiều người trong chúng ta. Ðó là sự bon chen lo

72

lắng, và lúc nào cũng than phiền là không có thời giờ. Ðưa mắt nhìn chung quanh, bao nhiêu là sự xáo động, xe cộ, người qua lại, cười cười, nói nói. Chúng ta chạy vội vàng để kịp đón xe buýt, cho kịp tới trường học, tới công xưởng cho đúng giờ, chạy về nhà để mở máy truyền hình xem chương trình mà ta ưa thích, không muốn bị mất hụt phần nào. Ði qua đường chúng ta như bị ám ảnh là cần phải chạy để sống, để được việc, nhưng thử hỏi phải chạy về đâu? Và để được việc gì? Có lẽ lại khó mà trả lời cho chính mình.

Một văn sĩ có lần viết: "Ðời sống con người không phải là một xa lộ tốc hành nối liền từ cái nôi với ngôi mộ". Quả thực đời sống không phải thế, nhưng nhiều lúc chúng ta lại biến đời sống chúng ta thành một cuộc chạy đua vô đích điểm trên xa lộ ấy. Chúng ta dễ băn khoăn áy náy đến nỗi không còn thời giờ để sống, để nghỉ nữa. Tagore, một thi sĩ người Ấn Ðộ đã viết: "Người ta chen lấn nhau để chạy, nhưng mấy ai biết là mình đang chạy về đâu?" Một cách vô ý thức, nhiều khi chúng ta để cho mình hành động một cách máy móc như con robốt. Mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta lên pin như lên giây đồng hồ, để cho nó chạy tới chiều tối, tới khi sự sống bị tàn lụi. Người ta đi đi lại lại trên đường, mỗi người một nẻo, nào là tới sở làm, tới trường, tới nhà thương, tới nơi giải trí, tới nơi mua bán. Nhưng không thiếu chi những người không hề biết đến đích điểm sau cùng của đời họ là gì. Tệ hơn nữa lại còn có những người không hề thắc mắc tự hỏi hoặc đặt vấn đề ấy trong đầu óc họ.

Nhưng chính sự xáo động vô ý nghĩa, chính việc vô tình chạy trốn khỏi bản thân mình, chính sự nông cạn không muốn đối diện với lương tâm mình là điều làm cho đời sống ta trở nên máy móc, trở nên thói quen, trở nên trống rỗng về mặt tinh thần, tuy về mặt thể lý vẫn còn là bộ máy tốt đầy năng động. Sự bon chen xáo động của cuộc sống làm chúng ta không còn biết dừng lại để nhìn ngắm và thưởng thức vẻ đẹp chung quanh ta, để nghe tiếng tim đập dưới lồng ngực, để cảm nghiệm niềm vui sướng biết mình còn đang sống, để nếm hưởng hương vị của sự bình an trong tâm hồn.

Thỉnh thoảng mỗi người chúng ta nên dừng lại và tự hỏi mình: tôi đang cắm đầu chạy về đâu mà vội vã thế này? Không thiếu chi những người chỉ cắm đầu chạy mà không biết mình đang đi về đâu. Chính cái vô lý tưởng đó làm cho đời sống họ trở nên vô vị, khô cằn. Và rồi họ lại tìm cách bẻ gãy sự nhàm chán đó bằng mọi thứ vui chơi hưởng thụ để rồi rốt cục cũng chẳng biết mình muốn gì, tìm kiếm hạnh phúc gì nữa.

Thánh sử Luca, khi thuật lại dụ ngôn người con phung phá, đã nêu bật giây phút quyết liệt làm thay đổi tất cả đời sống của người con ấy. Luca viết:

"Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu cảnh túng thiếu, nên phải đi làm mướn cho một người dân trong vùng. Người ấy sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đầu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với

73

người: Thưa cha, con thật đắc tội với trời, và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy". Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha." (Lc 15:14-20).

Giây phút quyết liệt chính là giây phút anh hồi tâm, tức là trở về với tâm hồn, trở lại với con người thực của anh. Trong suốt thời gian ăn chơi phung phí, anh tưởng mình hạnh phúc, nhưng thực ra anh đã xa lìa bản thân anh, như người bị đày xa khỏi chính mình. Chính trong cảnh xa lìa, lạc lõng với bản thân, giữa cảnh lầm than túng thiếu, anh ta đã biết dừng lại, biết tự giác ngộ. Việc trở về với bản thân chính là bước đầu con đường giải thoát của anh. Trở về với bản thân là trở về con đường hạnh phúc sâu thực hơn.

Trở lại với bản thân là gì? Nhiều người trong các bạn sẽ có thể trả lời câu hỏi đó với kinh nghiệm bản thân. Ai trong các bạn đã có dịp tham gia các phong trào Thánh Linh, hoặc những buổi chia sẻ cầu nguyện với các bạn trẻ sẽ hiểu được sự an bình của tâm hồn qua những giây phút yên lặng chiêm ngắm là gì. Trong yên lặng bạn sẽ gặp gỡ Thiên Chúa, và cũng sẽ gặp gỡ chính bản thân bạn. Chỉ khi nào bạn bắt đầu cầu nguyện bạn sẽ tiếp xúc và sẽ cảm nhận được những băn khoăn áy náy của tâm hồn, và bạn sẽ khao khát làm lắng dịu những xáo động đó.

Cầu nguyện là cao điểm của đời sống con người, là lúc chúng ta được dịp cầm lấy con người chúng ta trong tay mình, như người cầm giây cương ngựa, là lúc ta dừng lại để lắng nghe những gì Chúa muốn nói với ta, để nhận ra chương trình Chúa dự sẵn cho ta, và để nhìn thấy rõ những gì Ngài muốn nơi ta qua tiếng thì thầm của lương tâm ngay thẳng và trong sáng. Cầu nguyện cũng là cơ hội tốt đẹp để ta tự xét và đối chiếu với lý tưởng mà ta đã vạch định cho mình, để điều chỉnh lại hướng đi, và để lấy lại nghị lực để tiếp tục cuộc hành trình.

Một trong những cản trở lớn của các bạn trẻ trong việc cầu nguyện là ý niệm sai lầm về cầu nguyện, là đồng hóa cầu nguyện với việc đọc những công thức kinh nguyện làm sẵn như những công thức, những lời thần chú. Các bạn trẻ thường không chán ghét cầu nguyện, nhưng chỉ chán ghét những hình thức cầu nguyện bên ngoài trống rỗng. Trái lại nhiều bạn trẻ đã phải thú nhận rằng, tôi bắt đầu sống thực sự khi tôi bắt đầu hiểu cầu nguyện là gì, và từ đó đời sống tôi hoàn toàn đổi mới.

Mai An

74

- 28 -

Một phần của tài liệu NoiVoiGioiTre (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)