Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Một phần của tài liệu ruot-ban-tin-108-so-10-20218-ngay-8-9-2-nen-135758-180821-90 (Trang 40 - 41)

- Thay khớp gối là một phẫu thuật thay thế phần khớp gối bị hư hại do thoái hóa hoặc

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Phục hồi chức năng (Rehabilitation) là một lĩnh vực còn mới mẻ trong y khoa, được phát triển dựa trên thực tế của công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh có thêm cơ hội hội nhập/tái hội nhập xã hội nhiều hơn nữa sau khi được chữa khỏi bệnh.

Phục hồi chức năng (PHCN) không chỉ là việc điều trị, phục hồi sức khỏe thuần túy về mặt y học, mà còn bao gồm việc ứng dụng tổng hợp các biện pháp y học nói chung kết hợp với kinh tế học, xã hội học và các kỹ thuật phục hồi chức năng đặc thù nhằm làm giảm tối đa tình trạng ảnh hưởng của khuyết tật, giúp người bệnh có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng. Phục hồi chức năng được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau, như vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình và thay thế. Một số kỹ thuật điều trị cụ thể thường được ứng dụng tại các cơ sở phục hồi chức năng hiện nay như cơ, điện, nhiệt, ánh sáng, nước, tập luyện vận động, nẹp chỉnh hình, chân tay giả… Như vậy, các kỹ thuật phục hồi chức năng thường không bao gồm điều trị bằng thuốc hay các can thiệp nội/ngoại khoa thông thường.

Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện nay, phục hồi chức năng được coi là “bước ba của y học” bên cạnh y học dự phòng và y học điều trị. Đồng thời, phục hồi chức năng cũng được coi là một chuyên ngành lâm sàng đa khoa có liên quan đến hầu hết các chuyên ngành lâm sàng y học trong bệnh viện. Khoa phục hồi chức năng không chỉ tiếp nhận bệnh nhân từ phòng khám bệnh đa khoa, mà còn tiếp nhận điều trị và phục hồi cho người bệnh từ tất cả các khoa nội, ngoại lâm sàng trong bệnh viện một khi họ có nhu cầu. Các bác sĩ phục hồi chức năng thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ với các y, bác sĩ của các khoa lâm sàng trong thăm khám, đánh giá, điều trị

và phục hồi chức năng trước một người bệnh cụ thể ngay từ lúc họ nhập viện cho đến khi họ có đủ điều kiện để ra viện trở về với cuộc sống tại cộng đồng. Việc phối hợp giữa khoa phục hồi chức năng và các khoa lâm sàng trong bệnh viện được thực hiện theo quy định chung, trong đó khoa phục hồi chức năng có trách nhiệm:

- Cử bác sỹ, kỹ thuật viên chuyên khoa PHCN đến khám, đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh.

- Phối hợp với khoa lâm sàng lập kế hoạch, hướng dẫn và hỗ trợ điều dưỡng của khoa lâm sàng thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh tại giường bệnh.

- Tiếp nhận và phục hồi chức năng cho người bệnh từ các khoa chuyển đến.

Bên cạnh đó, các khoa lâm sàng cũng có trách nhiệm:

- Thông báo cho khoa phục hồi chức năng biết người bệnh tại khoa có nhu cầu phục hồi chức năng.

- Phối hợp và tạo điều kiện cho bác sĩ, kỹ thuật viên khoa PHCN đến khám bệnh, hướng dẫn, hỗ trợ điều dưỡng của khoa lâm sàng thực hiện PHCN cho người bệnh.

- Thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh ngay tại khoa lâm sàng với sự trợ giúp của bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa PHCN. Tùy theo yêu cầu chuyên môn, các bác sĩ lâm sàng và bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng phải thường xuyên tổ chức hội chẩn theo quy định.

Một khía cạnh trung tâm của công tác phục hồi chức năng ngày nay, đó là hoạt động thông qua một tiếp cận nhóm được điều phối tốt. Điều này có thể đạt được bởi nhóm các chuyên gia y tế “đa chuyên ngành”. Nhóm “đa chuyên ngành” kết hợp các kỹ năng về y

Một phần của tài liệu ruot-ban-tin-108-so-10-20218-ngay-8-9-2-nen-135758-180821-90 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)